tailieunhanh - Khả năng hòa nhập và mức độ ổn định của các cộng đồng di dân tại Đông và Tây Nam Bộ - Phạm Xuân Đại

Sự hòa nhập của các cộng đồng di cư vào các cộng đồng địa phương là một vấn đề có ý nghĩa xã hội rất lớn lao, mức độ hòa nhập góp một phần không nhỏ vào việc những người di cư có trú lại hay không trú lại tại các vùng quê mới. nội dung bài viết "Khả năng hòa nhập và mức độ ổn định của các cộng đồng di dân tại Đông và Tây Nam Bộ" dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. | Xã hội học số 4 - 1985 KHẢ NĂNG HÒA NHẬP VÀ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DI DÂN TẠI ĐÔNG -TÂY NAM BỘ PHẠM XUÂN ĐẠI Khi đặt chân đến Việt Nam những ngươi nước ngoài thường nhận xét Đó là một cộng đồng có tính thống nhất cao ở đó không có sự khác biệt về mặt ngôn ngữ hay trái ngược hoàn toàn về phong tục tập quán ở đó cũng không có sự xung đột về tôn giáo văn hóa hiểu theo nghĩa đặc trưng cho xã hội 1. Sự đồng nhất trên toàn di nước từ lâu đã dựa trên cơ sở của nền văn minh của nước hiện này mâu thuẫn giai cấp sự đối kháng giữa cộng đồng này và cộng đồng kia cũng hoàn toàn bị xóa bỏ. Tuy nhiên trên cái nền thống nhất cao về văn hóa của toàn xã hội đó lại tồn tại rất nhiều sự khác biệt ở cấp độ thấp hèn về khuôn mẫu ứng xử những va chạm nhỏ về quyền lợi kinh tế thiết thực hàng ngày. Dân gian có câu Đáo giang tùy khúc nhập gia tùy tục chính là để nhắc nhở những sự khác biệt nhỏ bé ở bắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Khi đưa người từ một khu vực này cụ thể là đồng bằng Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ vào một khối vực khác Nam Bộ và Tây nguyên chúng là cần phải tính đến khả năng hòa nhập và mức độ ổn định của các cộng đồng di dân với các cộng đồng vốn có tại địa phương. 1. Khả năng hòa nhập. Sự hòa nhập của các cộng đồng di cư vào các cộng đồng địa phương là một vấn đề có ý nghĩa xã hội hết sức lớn lao. Mức độ hòa nhập góp một phần không nhỏ vào việc những người di dân có trụ lại hay không trụ lại được tại các vùng quê mới. Chúng tôi nghiên cứu vần đề trên ở các khu vực sau đây Khu vực thứ nhất là hợp tác xã Thống Nhất trên bờ biển tỉnh Minh Hải một dải đất dài 2km rộng 2 5km chạy thẳng ra biển là đất của hợp tác xã không có gì chung với những cộng đồng địa phương ở sát đó. Khu vực thứ hai là nông trường cao su Lợi Hưng công ty cao su Bình Long tỉnh Sông Bé. Tại đây rất cả bà con mới cũng như cũ đều sống xen lên lẫn cùng chịu sự quản lý của nông trường. a Khi dân ở các vùng khác được điều động đến dù muốn hay không họ cũng phải có nơi sản xuất chung một địa bàn cư trú

TỪ KHÓA LIÊN QUAN