tailieunhanh - Chức năng thực tiễn và phương pháp luận của khoa học xã hội trong chế độ làm chủ tập thể - Bùi Đăng Duy

Tham khảo nội dung bài viết "Chức năng thực tiễn và phương pháp luận của khoa học xã hội trong chế độ làm chủ tập thể" dưới đây để nắm bắt được vị trí, vai trò của khoa học xã hội được xác định bởi tính chất của những nhiệm vụ xã hội mà nó giải quyết để đưa con người lên một trình độ mới của tiến bộ xã hội. | Xã hội học số 4 - 1984 CHỨC NĂNG THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI TRONG CHẾ ĐỘ LÀM CHỦ TẬP THỂ BÙI ĐĂNG HUY Sức mạnh của khoa học xã hội thể hiện trước hết ở ý nghĩa thực tiễn của nó đối với sự phát triển xã hội đặc biệt đối với quản lý xã hội của một Nhà nước. Chức năng thực tiễn của khoa học xã hội được quyết định một mặt bởi sự phát triển của bản thân mặt khác bởi trình độ phát triển của xã hội và của sự quan tâm của các giai cấp thống trị. Cùng với sự phát triển của xã hội trong lịch sử từ thời phong kiến cho đến ngày nay ý nghĩa thực tiễn của khoa học xã hội đã thay đổi và có tầm độ lịch sử khác nhau. Trong thời kỳ phong kiến do sự thống trị của Nho giáo mọi tri thức xã hội mọi văn đều là để tải đạo mà đạo tức hệ tư tưởng phong kiến bao giờ cũng coi hệ thống vua - tôi là rường cột. Nếu các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã cho rằng trong thời trung cổ ở Châu Âu triết học đã trở thành đầy tớ của thần học thì ta cũng có thể nói rằng tri thức xã hội trong thời kỳ phong kiến ở nước ta cũng chỉ là nô tỳ cho chính trị phong kiến. Đến thời kỳ chủ nghĩa thực dân đặc biệt là chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ hình thức sử dụng tri thức xã hội vào thực tiễn đã thay đổi một cách khá khác biệt. Theo khuynh hướng của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn Nhà nước trong các lý thuyết về xã hội công nghiệp xã hội hậu công nghiệp . tri thức trong đó có tri thức xã hội được sử dụng với tính cách là cơ sở của quyền lực được ứng dụng vào công nghệ học xã hội nhằm mục đích hoàn thiện tổ chức sản xuất tư bản chủ nghĩa nâng cao năng suất lao động vì lợi ích của chủ nghĩa tư bản đồng thời nhằm xóa nhòa đánh lạc hướng cuộc đấu tranh của quần chúng. Để chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phong kiến do tiếp thu được những tư tưởng của cá nhà Ánh sáng trước hết là những quan điểm về giáo dục các nhà yêu nước đầu thế kỷ đã vận dụng tri thức xã hội vào thực tiễn dưới hình thức kêu gọi mở mang dân trí. Muốn cho dân trí tăng tiến dân khí khai thông theo họ người trí thức về .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.