tailieunhanh - Tầng lớp công nhân thủ đô trong quá trình biến đổi kinh tế xã hội hiện nay - Nguyễn Đức Truyền

Thủ đô Hà Nội là một trung tâm công nghiệp của cả nước và cũng là nơi có đội ngũ công nhân đông đảo thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhằm giúp các bạn nắm bắt được quá trình biến đổi kinh tế xã hội hiện nay của tầng lớp công nhân, nội dung bài viết "Tầng lớp công nhân thủ đô trong quá trình biến đổi kinh tế xã hội hiện nay" dưới đây. | Xã hội học số 3 - 1991 1 Tầng lớp công nhân thủ đô trong quá trình biến đổi kinh tế-xã hội hiện nay NGUYỄN ĐỨC TRUYỀN Thủ đô Hà Nội là một trung tâm công nghiệp của cả nước và cũng là nơi có đội ngũ công nhân đông đảo thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Ở đây có những xí nghiệp do trung ương và thành phố quản lý có cả những cơ sở tư doanh và tập thể lẫn các thành phần kinh tế hỗn hợp khác. Xu hướng mở rộng các thành phần kinh tế tất yếu làm cho đội ngũ công nhân trở nên ngày càng không đồng nhất và khác biệt với nhau trên nhiều mạt. Sự khác biệt này giờ đây phản ánh tính ưu việt về kinh tế độ mềm dẻo linh hoạt trong tiếp cận thị trường của các cơ sở sản xuất cũng như tính tự chủ quản lý của chúng hơn là những khác biệt về quan hệ sở hữu chế độ bao cấp. mà chúng ta vẫn nói về kinh tế quốc doanh trước đây. Với việc xóa bỏ bao cấp cơ chế thị trường bắt đầu tác động. Các cơ sở sản xuất nhà nước và tập thẽ cũng đều chịu chung số phận như nhau. Do đó cơ sở nào biết tổ chức sản xuất tiếp cận thị trường bảo đảm thu nhập cho công nhân tất yếu phải vượt lên trên các cơ sở khác. Cuộc sống của người công nhân không còn chỉ tùy thuộc vào chính sách chế độ chung của nhà nước mà còn thực sự gắn với số phận của từng xí nghiệp. Tình hình ở các xí nghiệp được khảo sát cho thấy cơ có bao cấp chưa phải đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Đặc quyền sản xuất hay phân phối của mỗi xí nghiệp có thể còn tạo ra sự may mắn cho những công nhân thuộc xí nghiệp còn các xí nghiệp khác thường chì nhận những khó khăn do cơ chế tự quản và thị trường đưa lại. Sự khác biệt thu nhập của công nhân ở các xí nghiệp cũng đồng thời làm cho những khác biệt về trình độ quá trình đào tạo thang lương trước đây không còn quan trọng nữa. Tính cơ động xã hội bát đầu thể hiện trong đội ngũ công nhân Hà Nội do sức hút của các cơ sở làm án có ưu thế độc quyền cũng như các đơn vị làm ăn khá nhờ năng lực quản lý của họ. Tính cơ động xã hội nghề nghiệp còn thế hiện những hạn chế đó là sự cạnh tranh của các cơ sở sản xuất hơn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN