tailieunhanh - Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - TS. Nguyễn Duy Qúy

Thời kỳ quá độ ở nước ta có thể chia thành mấy chặng đường, cơ sở để phân định các chặng đường như thế nào,. nội dung bài viết "Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập, làm việc hiệu quả. | Xã hội học số 3 4 - 1988 VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1 Tiến sĩ triết học NGUYỄN DUY QUÝ Phó trưởng ban khoa giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo xã hội tư bản thành xã hội chủ nghĩa bằng cách mạng. Thời kỳ này là tất yếu vì quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản chỉ chuẩn bị những tiền đề vật chất để quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa chỉ được thực hiện sau khi đã gạt giai cấp tư sản ra khỏi chính quyền và thiết lập được nền chuyên chính vô sản. Tuy nhiên sau khi giành được chính quyền giai cấp vô sản cũng không thể có ngay chủ nghĩa xã hội mà Cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vì cải tổ sản xuất là việc khó khăn vì cần phải có thời gian mới thực hiện được những thay đổi căn bản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và vì phải trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài quyết liệt mới có thể thắng được sức mạnh to lớn của thói quen quản lý theo kiểu tư sản và tiểu tư sả 2 sản. Như vậy nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội các nước tư bản phát triển là cải biến những cơ sở vật chất của chủ nghĩa tư bản thành những cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ cải biến cách mạng ấy đầy khó khăn phức tạp mặc dù chủ nghĩa tư bản đã phải trải qua nhiều thế kỷ mới xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề cần thiết cho chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta không phải từ chủ nghĩa tư bản càng không phải từ chủ nghĩa tư bản phát triển mà về cơ bản là từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa một số mặt ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản nên lại càng phức tạp khó khăn hơn. Việc bỏ qua giai đoạn lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước ta làm cho dân tộc ta tránh khỏi những đau khổ bất hạnh gắn liền với chủ nghĩa tư bản nhưng mặt khác chúng ta ngày càng nhận ra những khó khăn khách quan của sự phát triển xã hội không

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.