tailieunhanh - Chùa Đại Giác và mối tình công chúa

Chùa Đại Giác là tên một ngôi chùa cổ nhất miền Nam, tọa lạc ở Cù lao Phố – một hòn đảo nằm giữa sông Đồng Nai, phía đông nam Hòa. Tương truyền từ ngôi chùa này, đã tạo nên một thiên tình sử ngang trái và cảm động. | Chùa Đại Giác và mối tình công chúa Chùa Đại Giác là tên một ngôi chùa cổ nhất miền Nam tọa lạc ở Cù lao Phố - một hòn đảo nằm giữa sông Đồng Nai phía đông nam Hòa. Tương truyền từ ngôi chùa này đã tạo nên một thiên tình sử ngang trái và cảm động. Yêu đơn phương Theo thư tịch cổ chùa Đại Giác được dựng từ năm 1412. Ban đầu chỉ là một cái am nhỏ lợp tranh thờ Phật về sau khi cư dân dần dần đông đúc mới xây dựng thành một ngôi chùa lớn năm 1665 và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Nam. Tương truyền thời chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi ông đã cùng bầu đoàn thê tử đến đất Đồng Nai và nương náu ở chùa này. Lúc ấy người con gái thứ ba của chúa tên là Ngọc Anh tuy tuổi còn nhỏ nhưng đã tỏ ra uyên thâm Phật học thích ăn chay trường và tụng kinh niệm Phật. Khi đoàn người tiếp tục bôn tẩu Ngọc Anh đã xin được ở lại chùa Đại Giác nương mình vào cửa Phật vì không muốn bị cuốn vào cuộc binh đao tranh giành quyền lực. Năm 1802 Nguyễn Ánh đánh dẹp được nhà Tây Sơn lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Sau khi yên vị và vỗ an dân chúng vua xuống chiếu triệu hồi công chúa Ngọc Anh về kinh đô Phú Xuân. Không thể cãi mệnh vua cha công chúa từ giã ngôi chùa thân thương mà lòng còn luyến tiếc cuộc sống thanh bần nơi cửa Phật. về đến Huế công chúa nguyện sẽ không lấy chồng mà vẫn ăn chay niệm Phật vui cùng câu kinh tiếng kệ nơi phủ riêng của mình để cầu cho quốc thái dân an. Lúc ấy ở phương Nam nổi lên một vị thiền sư mà tên tuổi trỗi vượt ở sự đạo hạnh thông kim bác cổ và khả năng thuyết giảng về Phật pháp đặc biệt xuất chúng. Đó là thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Không ai biết thiền sư sinh năm bao nhiêu nhưng ông được mô tả là người có vóc dáng cao lớn khuôn mặt phúc hậu giọng nói rất truyền cảm. Nhờ những khả năng xuất sắc ấy mà ông là vị sư đầu tiên của miền Nam được vua Gia Long phong là Quốc sư. Khi vua Minh Mạng nối ngôi vua cha ông đã cho vời thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành về kinh đô để thuyết pháp cho hoàng tộc và triều đình. Tuy nhiên điều ít ai ngờ