tailieunhanh - Chùa Liên Trì – Một đơn vị từ thiện ở Cần Thơ

Chùa Liên Trì là một đơn vị tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội ở địa phương nhằm giữ nếp truyền thống của chùa. Hằng năm chùa Liên Trì tặng 50 đến 70 phần quà Trung thu cho trẻ em nghèo; phân phát 500 – 700 ký gạo cho người nghèo; ủng hộ hằng chục triệu đồng để góp phần xây dựng cầu đường, xây nhà tình thương. Chùa Liên Trì – còn gọi là Liên Trì Cổ Tự, có khuôn viên trên nằm trên một diện tích đất rộng , tọa lạc tại số 10/15,. | Chùa Liên Trì - Một đơn vị từ thiện ở Cần Thơ Chùa Liên Trì là một đơn vị tích cực tham gia công tác từ thiện xã hội ở địa phương nhằm giữ nếp truyền thống của chùa. Hằng năm chùa Liên Trì tặng 50 đến 70 phần quà Trung thu cho trẻ em nghèo phân phát 500 - 700 ký gạo cho người nghèo ủng hộ hằng chục triệu đồng để góp phần xây dựng cầu đường xây nhà tình thương. Chùa Liên Trì - còn gọi là Liên Trì Cổ Tự có khuôn viên trên nằm trên một diện tích đất rộng tọa lạc tại số 10 15 tổ 9 khu vực Thới Thạnh phường Thới An Đông quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ. Hiện nay chùa thuộc hệ phái Bắc tông do Thượng tọa Thích Thiện Tài làm trụ trì. Theo lời kể của trụ trì chùa Thượng tọa Thích Thiện Tài và bà con phật tử trong vùng kết hợp với nguồn tư liệu ít ỏi của chùa. Chùa hình thành cách đây gần 200 năm vào đầu thế kỷ XIX năm Nhâm Thân - 1812 năm Gia Long thứ 11 . Thời đó vùng đất này còn rất hoang sơ bà con người dân tộc Khmer cùng với các sư sãi dựng lên ngôi tự viện trên một gò đất cao. Ban đầu chùa còn rất đơn sơ cột cây mái lá và chưa có tên chỉ biết theo cách gọi truyền miệng với nhau là Chùa ông Lục . Lâu dần vùng đất này có nhiều người Kinh đến định cư sinh sống người Khmer và các sư sãi dần dần chuyển sang vùng kế cận từ đó ngôi chùa nhỏ và mấy chiếc thảo am không người trông coi nhang khói. Đến năm Nhâm Ngọ - 1822 năm Minh Mạng thứ 3 có vị Thiền sư Liễu Thông tự Chơn Giác thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 37 tình cờ vân du đến đây Ngài vận động bà con dân làng cùng sửa sang lại và thu nhận thêm nhiều vị tăng đến cùng tu học. Theo các Long vị còn lưu lại trên bàn thờ Tổ chúng ta thấy có các Vị như sư Liễu Huệ - tự Hoằng Lý sư Minh Thông - tự Hải Huệ. Lúc bấy giờ pháp hiệu ngôi chùa do Thiền sư Liễu Thông đặt là Chùa Kè Ba xung quanh chùa có nhiều cây Kè trước cửa chùa có một cây Kè có ba đọt . Tuy nhiên do nhiều hoàn cảnh và nhiều lý do quý Thầy lần lượt rời chùa. Ngôi chùa lại vắng lạnh chỉ còn bà con phật tử trong làng thay nhau nhang khói. Đến năm Kỷ Dậu