tailieunhanh - Giáo án Công nghệ 7 bài 15: Làm đất và bón phân lót

Các bạn hãy cùng tham khảo những bài giảng Làm đất và bón phân lót được thiết kế bám sát nội dung chương trình học giúp ích rất nhiều cho quá trình dạy và học. Với những thiết kế slide linh động, hấp dẫn , sáng tạo sẽ mang đến cho giáo viên và học sinh buổi học hiệu quả nhất. Học sinh hiểu được mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và các công việc làm đất cụ thể, biết được quy trình và yêu cầu kĩ thuật làm đất. Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây. | GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Học sinh hiểu được mục đích, quy trình và yêu cầu kỹ thuật làm đất trong trồng trọt. - Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng. - Biết khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta. - Hiểu mục đích của việc kiểm tra, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, các phương pháp xử lý hạt giống. - Biết được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt, trồng cây con. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng quan sát. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ. Yêu thích công việc nông nghiệp, yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Tranh hình 25, 26 SGK trang 37 - Một hạt nảy mầm, một đoạn cành bánh tẻ. 2. Học sinh. Mẫu phiếu trang 39 SGK III. Tiến trình tổ chức dạy - học. 1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số 7A: ./31; 7B./ 31 2. Kiểm tra. Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động 1 I. Làm đất 1. Mục đích của việc làm đất GV? Vì sao sau khi thu hoạch, trước khi trồng cây khác người ta lại phải làm đất? HS: Giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt GV? Yếu tố nào của đất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt? HS: Đất tơi xốp, đủ nước, dinh dưỡng và không khí GV? Làm đất nhằm mục đích gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét, kết luận - Làm cho đất tơi xốp đất sẽ có đủ O2 cho quang hợp. Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng. Diệt trừ cỏ dại mầm mống sâu bệnh hại. 2. Các công việc làm đất GV? Cần làm gì để đất tơi xốp? HS: Cày, bừa, đập đất. GV: yêu cầu HS quan sát tranh đồng thời đọc thông tin mục 1, 2 và tìm ý hoàn thành phiếu học tập sau: Công việc làm đất Yêu cầu phải đạt của công việc làm đất Tác dụng của công việc làm đất 1. Cày đất 2. Bừa đất 3. Đập đất 4. Lên luống HS: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Đại diện nhóm HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức - Cày đất: Phải xáo trộn lớp đất mặt từ 20 30cm, làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lớp cỏ dại. - Bừa đất: Trộn đều đất, làm nhỏ đất, san phẳng đất, thu gom cỏ dại. - Đập đất: Làm đất vỡ nhỏ. Đất nhỏ, bột tạo điều kiện giữ độ ẩm. - Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng, chống úng, tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc GV? Loại đất nào cần đập và lên luống? HS: Đất thịt, trồng màu. GV? Làm đất trồng lạc cần thực hiện các công việc gì? HS: Cày, bừa, lên luống, bón vôi, phân. Hoạt động 2 II. Bón phân lót. GV? Đất trồng lúa người ta bón lót như thế nào? Dùng loại phân gì? HS: Bón vãi trước khi bừa, dùng phân chuồng. GV? Đất trồng rau, màu bón phân lót như thế nào? Dùng loại phân gì? HS: Bón theo hốc hay theo hàng, dùng phân chuồng trộn phân lân. GV? Bón lót sử dụng phân gì? Quy trình ra sao? HS: Trả lời GV: Nhận xét chốt lại kiến thức - Dùng phân hữu cơ và phân lân - Quy trình: Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, hốc cây. Cày bừa lớp đất vùi phân xuống dưới. 4. Củng cố - Câu hỏi: Các công việc làm đất là gì? Công việc nào quan trọng nhất? Giải thích. 5. Hướng dẫn học ở nhà - HS và trả lời câu hỏi cuối mỗi bài. - Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương. .