tailieunhanh - Một số kiến nghị nâng cao sức cạnh tranh - phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng về tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua, nhưng hiệu quả tăng trưởng và sức cạnh tranh phát triển trong tương lai còn rất thấp do nền móng cho công cuộc phát triển chưa được tăng cường và nâng cấp mạnh mẽ cho phù hợp với đòi hỏi thực tế và xu thế thời đại. Xuất phát từ thực tế đó mà bài viết "Một số kiến nghị nâng cao sức cạnh tranh - phát triển của nền kinh tế Việt Nam" đã được thực hiện. | MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MỘT Số KIẾN NGHỊ NẰNG CAO sức CẠNH TRANH - PHÁT TRIỂN CỦA NÊN KINH TẾ VIỆT NAM Vũ Minh Khương Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng về tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua nhưng hiệu quả tăng trưởng và sức cạnh tranh phát triển trong tương lai còn rất thấp do nền móng cho công cuộc phát triển chưa được tăng cường và năng cấp mạnh mẽ cho phù hợp với đòi hỏi thực tế và xu thế thời đại. Nền móng này dựa trên năm trụ cột 1 Tầm nhìn và chiến lược phát triển 2 Hiệu lực thể chế 3 Sức sống động của môi trường kinh doanh 4 Chất lượng nguồn nhân lực và 5 Thực lực công nghệ. Do khuôn khổ có hạn bài viết này đề xuất một số kiến nghị cụ thể dựa trên ba trụ cột đầu tiên trong nỗ lực .tăng cường và nâng cấp mạnh mẽ nền móng phát triển của nước ta trong thời gian tới. Mục tiêu hướng tới Một quốc gia có tầm nhìn xa trông rộng Một thể chế quản lý có hiệu lực cao Một môi trường kinh doanh sống động Một lực lượng lao động ưu tú Một thực lực công nghệ vững mạnh. 1. Công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam lợi thế và thách thức . Lợi thế Với công cuộc cải cách kinh tế khởi đầu vào năm 1986 Việt Nam đã trải qua những đổi thay ấn tượng từ một nền kinh tê kiệt quệ thành một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao và nhịp độ hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tê thế giới. Động lực cho sự đổi thay sông động này là ba lợi thế cơ bản của Việt Nam i Điều kiện địa lý và nhân khẩu ii Ồn định chính trị và nỗ lực của Chính phủ trong hội nhập quốc tế và chuyển đổi nền kình tế sang cơ chế thị trường và Ui Nguồn lực con người. Thế mạnh thứ nhất của Việt Nam là điều kiện địa lý và nhân khẩu. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á chung biên giới với Trung Quốc nước có nền kinh tế khổng lồ với tốc độ tăng trưởng bùng nổ trong suốt nhiều thập kỷ. Địa hình đất nước hình chữ s nằm dọc bờ biển với điều kiện tự nhiên trù phú về nông nghiệp và thuận lợi cho giao thương trên mọi vùng lãnh thổ. Kỳ tích của Việt Nam là từ một nước hầu như tách biệt với thị .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG