tailieunhanh - Kinh tế thị trường bền vững: Mô hình phát triển mới cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Bài viết "Kinh tế thị trường bền vững: Mô hình phát triển mới cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020" hướng đến trình bày các vấn đề về việc thực hiện chiến lược phát triển lấy con người làm trung tâm với nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chính. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu. | KINH TẾ THỊ TRƯỜNG BỀN VỮNG Mô HÌNH PHÁT TRIỂN MỚI CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020 ĐỖ Đức Định Trong Tạp chí số 33 6 2010 Tạp chí Quản lý Kinh tế đã đăng các phần 1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường 2. Thực thi chiến lược CNH phát huy lợi thế so sánh động. Sau đây mời các bạn đọc phần tiếp theo. 3. Thực hiện chiên lược phát triển lây con người làm trung tâm với nguồn nhân lực chát lượng cao là động lực chính Kinh nghiệm của cả những nước nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản Hàn Quốc . Singapo Thuỵ Sỹ Ixraen và những nước giàu tài nguyên thiên nhiên như các quốc gia có nhiều dầu lửa vàng kim cương và các loại khoáng sản khác ở khu vực Trung Đông châu Phi đều khẳng định chỉ có dựa trên nguồn nhân lực chất lượng cao là chính thì mới có thể đạt được một sự phát triển nhanh cao và bền vững. Hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao với trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp cao còn là yếu tố cốt lõi giúp một nước phát triển trung bình sớm thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình . Ý lại quá nhiều vào tài nguyên thiên nhiên thì dù có nhiều đến mấy cũng chỉ có thể nhanh chóng kiếm được một ít tiền nhờ khai thác và bán tài nguyên thô trở nên khá giả nhất thời không đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp hay một nước phát triển. Chưa kể vì những nguồn tài nguyên đó mà nhiều quôc gia đã bị biến thành những bãi chiến trường thê thảm của nạn cướp trong giặc ngoài. Đối với Việt Nam một nước vừa nhỏ vừa hẹp tuy mới phát hiện ra một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng khá nhưng không dáng là bao so với nhiều nước trên thế giới trong khi chúng ta lại có nguồn nhân lực khá dồi dào với 86 triệu người năm 2009 đứng thứ 13 thế giới Việt Nam không có con đường nào tốt hơn là xây dựng và thực thi chiến lược phát triển lấy con người làm trung tâm lấy nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực chính để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước của công ty cũng như của mỗi sản phẩm. Muôn làm được điều đó chúng ta không những cần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN