tailieunhanh - Cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai qui mô nhỏ và những đề xuất trong quản lý đầu tư

Trong bài báo này các tác giả muốn làm rõ khái niệm cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai qui mô nhỏ và liệt kê những dạng loại tiêu biểu của nó; tiếp đến bàn về khả năng giao quyền thực hiện dự án đầu tư cho chính quyền cấp xã (cấp cơ sở) thực thi, đồng thời tăng cường vai trò của cộng đồng trong giám sát quá trình đầu tư và quản lý sau đầu tư. | CO SỞ HẠ TẦNG PHÙNG chống thiên tai qui mô nhỏ vá NHÙNG BỂ XUẤT TRONG QUẢN LÝ BẦU TÙ Nguyễn Trung Dũng1 Nguyễn Hữu Phúc2 3 Tóm tắt Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Chính vì vậy cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai CSHT PCTT đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu thiệt hại và chủ động trong ứng phó thiên tai. Song khái niệm và qui định về CSHT PCTT chưa được xác định rõ ràng về mặt pháp lý gây khó khăn trong thực tế quản lý thiên tai. Bài báo này làm rõ hơn khái niệm dạng loại công trình và từ đó đưa ra qui định thực thi dự án đầu tư CSHT PCTT qui mô nhỏ. Việc giao quyền cho cấp cơ sở UBND xã thực hiện đầu tư và tăng cường sự tham gia của cộng đồng sẽ đóng góp nhiều cho giảm thiểu thiệt hại và tăng tính bền vững của CSHT PCTT. Từ khóa Cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai tham gia của cộng đồng 1. GIỚI THIỆU Cơ sở hạ tầng CSHT là một phần quan trọng của mọi nền kinh tế. Nó giúp cho tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện hơn tạo điều kiện cho khai thác các nguồn lực và tiềm năng của nền kinh tế nói chung và đặc biệt của các vùng sâu xa và vùng còn kém phát triển chia sẻ lợi ích tăng trưởng tạo điều kiện tốt hơn cho cung cấp các dịch vụ y tế giáo dục và dịch vụ khác. Trong quản lý thiên tai thì đầu tư nhiều hơn cho các CSHT là cần thiết để giảm thiểu tác động của thiên tai. Theo thống kê châu Á và Thái Bình Dương khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thiên tai trên thế giới chiếm hơn 90 số người tử vong trên thế giới và gần một nửa tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra trong vòng 15 năm qua UN ESCAP 2006 xvi . Như vậy CSHT có hai tác dụng vừa giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và đồng thời tạo điều kiện phục hồi sau thiên tai. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới năm 20053 trên thế giới có 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai. Riêng châu Á và Thái Bình Dương có 6 quốc gia và Việt Nam xếp thứ 9 sau Nhật Bản Bảng 1 . Trong khoảng thời gian 30 năm 1980-2010 Việt Nam đã hứng chịu 159 thiên tai các loại và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN