tailieunhanh - Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu biến động địa hình đáy vùng ven bờ châu thổ sông Hồng
Bài viết này trình bày một số kết quả ứng dụng mô hình tổng hợp trên cơ sở hệ thống mô hình Delft3D để nghiên cứu các đặc điểm thủy động lực, vận chuyển bùn cát và biến động địa hình đáy vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Mô hình toán đã được kiểm chứng với số liệu đo đạc và được thiết lập các nhóm kịch bản khác nhau để đánh giá đặc điểm biến động địa hình đáy cũng như vai trò của một số yếu tố như gió, sóng, dao động mực nước ở khu vực nghiên cứu. | ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH ĐÁY VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG Vũ Duy Vĩnh1 Phạm Hải An1 Tóm tắt Bài viết này trình bày một số kết quả ứng dụng mô hình tổng hợp thủy động lực- sóng-vận chuyển bùn cát trên cơ sở hệ thống mô hình Delft3D để nghiên cứu các đặc điểm thủy động lực vận chuyển bùn cát và biến động địa hình đáy vùng ven bờ châu thổ sông Hồng CTSH . Mô hình toán đã được kiểm chứng với số liệu đo đạc và được thiết lập các nhóm kịch bản khác nhau để đánh giá đặc điểm biến động địa hình đáy cũng như vai trò của một số yếu tố như gió sóng dao động mực nước DĐMN ở khu vực nghiên cứu. Các kết quả tính toán từ mô hình cho thấy nguồn cung cấp trầm tích quyết định đến tốc độ bồi vào mùa mưa tốc độ bồi tụ lớn nhất khá lớn trung bình tháng so với tháng trong mùa khô. Hướng sóng- gió cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến quá trình vận chuyển bùn cát cũng như biến động địa hình ở vùng ven bờ CTSH. Trong mùa khô tác động của sóng- gió phần lớn làm xuất hiện và tăng cường xu thế xói. Vào mùa mưa sóng-gió NE làm giảm tốc độ bồi ở phía ngoài cửa Đáy ven bờ Hải Hậu và tăng tốc độ bồi ở cửa Văn Úc. Trong khi gió- sóng hướng SE là tăng tốc độ bồi ở khu vực cửa Đáy ven bờ Hải Hậu giảm mạnh tốc độ bồi ở cửa Văn Úc. Gió - sóng trong mùa mưa ở tất cả các hướng làm giảm tốc độ bồi ở cửa Ba Lạt và tăng tốc độ bồi ở cửa Trà Lý. Trong mùa khô DĐMN là yếu tố làm giảm tốc độ bồi tăng tốc độ xói phía ngoài ở khu vực cửa Ba Lạt và Văn Úc đồng thời tăng tốc độ bồi sát bờ ở các mặt cắt này. Ngược lại ở cắt mặt cắt phía nam Đáy DĐMN là yếu tố làm tăng tốc độ bồi cả ở sát bờ và phía ngoài. Riêng ở khu vực ven bờ Hải Hậu DĐMN cùng với sóng thúc đẩy quá trình xói ở vùng sát bờ. Từ khóa mô hình toán trầm tích lơ lửng biến động địa hình đáy châu tho sông Hồng. 1. MỞ ĐẦU Vùng ven bờ châu thổ sông Hồng CTSH là nơi có chế độ động lực phức tạp với sự tác động và ảnh hưởng của các yếu tố như sóng dòng chảy thủy triều và dòng nước ngọt từ sông đưa ra. Khu vực này
đang nạp các trang xem trước