tailieunhanh - Nghiên cứu bằng mô hình số sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp

Mô hình toán của sóng tràn qua các kết cấu công trình biển đã thu hút nhiều nghiên cứu và đã đạt được những bước tiến đáng kể trong vài thập kỷ qua. Các mô hình toán dựa trên mô hình RANS và phương trình phi tuyến nước nông được sử dụng phổ biến nhất trong việc tính toán sóng tràn. Việc lựa chọn một mô hình phù hợp giữa các mô hình trên để áp dụng trong thiết kế kỹ thuật nên được dựa trên sự hiệu quả của mô hình đối với mức độ chi tiết cần thiết. | NGHIÊN CỨU BẰNG MÔ HÌNH SỐ SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN CÓ TƯỜNG ĐỈNH THẤP Nguyễn Văn Thìn1 Nguyễn Văn Ngọc 2 Thiều Quang Tuấn2 Tóm tắt Các mô hình toán dựa trên phương trình phi tuyến nước nông NLSW - viết tắt của Non-linear Shallow Water equations và phương trình RANS - viết tắt của Reynolds-Averaged Navier Stokes được áp dụng để tính toán lưu lượng sóng tràn qua đê biển có tường đỉnh thấp. Các mô hình được kiểm định và hiệu chỉnh với bộ số liệu sóng tràn qua đê biển sóng ngẫu nhiên được thực hiện bởi Tuan 2013 trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản NAFOSTED. Mô hình toán có thể áp dụng một cách hiệu quả để dự đoán lưu lượng sóng tràn đối cho đê biển có tường đỉnh thấp. Từ khóa Sóng tràn tường đỉnh thềm trước TAW-2002 RANS-VOF. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tường đỉnh thấp được sử dụng khá phổ biến cho hệ thống đê ở Việt Nam và được coi là giải pháp hữu hiệu để giảm sóng tràn Hình 1 . Các phương trình sóng tràn theo kinh nghiệm hiện có như TAW-2002 và EurOtop-2007 vẫn chưa thể áp dụng một cách phù hợp cho loại đê này Tuan et al. 2009 and Tuan 2013 . Do đó việc hiểu rõ ảnh hưởng của tường đỉnh thấp đối với sóng tràn là rất cần thiết trong công tác thiết kế đê biển. a Đê biển phá hoại nghiêm trọng do sóng tràn b Đê biển điển hình có tường đỉnh Hình 1 Đê sử dụng tường đỉnh thấp như là một giải pháp chống sóng tràn ở Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu khả năng của mô hình số ở các mức chi tiết khác nhau từ mô hình đơn giản NLSW đến mô hình phức tạp hơn như RANS-VOF để mô phỏng sóng tràn qua đê với sự hiện diện của tường đỉnh thấp trên đê. Mô hình toán của sóng tràn qua các kết cấu công trình biển đã thu hút nghiều nghiên cứu và đã đạt được những bước tiến đáng kể trong vài 1 Khoa Công trình Trường Đại học Thủy lợi 2 Khoa Kỹ thuật biển Trường Đại học Thủy lợi thập kỷ qua. Các mô hình toán dựa trên mô hình RANS và phương trình phi tuyến nước nông được sử dụng phổ biến nhất trong việc tính toán sóng tràn. Việc lựa chọn một mô hình phù hợp giữa các mô hình trên để áp dụng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN