tailieunhanh - Nghiên cứu trên mô hình máng sóng số sóng tràn qua đê biển và hiệu quả cải thiện tương tác sóng – công trình của lăng thể Tetrapod trước đê

Bài báo này đề cập tới nội dung nghiên cứu sử dụng mô hình IH2-VOF (máng sóng số) để mô phỏng tốt tương tác sóng với công trình, đặc biệt là mô phỏng dòng chảy qua lớp đá đổ của đê biển và lăng thể Tetrapod, giải được bài toán để từ đó đề xuất vị trí lăng thể Tetrapod giảm sóng đạt hiệu quả nhất, dạng mặt cắt ngang hợp lý cho đê biển, tính toán được lưu lượng tràn qua đê biển, đề xuất và thiết kế được kết cấu mái phía đồng cũng như hệ thống thu nước biển do sóng tràn. | NGHIÊN CỨU TRÊN MÔ HÌNH MÁNG SÓNG SỐ SÓNG TRÀN QUA ĐÊ BIỂN VÀ HIỆU QUẢ CẢI THIỆN TƯƠNG TÁC SÓNG - CÔNG TRÌNH CỦA LĂNG THỂ TETRAPOD TRƯỚC ĐÊ Mai Thị Hà1 Nguyễn Viết Tiến 1 Thiều Quang Tuấn 2 Tóm tắt Đê biển Cát Hải TP Hải Phòng đoạn Gót - Gia Lộc từ K0 000 đến K3 094 có kết cấu bằng đá hộc với cao trình đê từ 3 7 m đến 4 5 m. Do cao trình đê thấp lại trực diện với biển phải chịu tác động mạnh của sóng triều mặt khác do kích thước viên đá kè nhỏ nên thường xuyên bị xô sạt. Khi triều cường và gió cấp 5 6 sóng biển đã có thể tràn qua mặt rất dễ gây mất ổn định và phá hoại kết cấu đê. Giải pháp đắp tôn cao đê nhằm giảm sóng tràn qua mặt đê tỏ ra là giải pháp không khả thi về mặt kinh tế do điều kiện khan hiếm về vật liệu cũng như là hạn chế về không gian phía sau đê do nhà dân và đường sát ngay vậy cần có một giải pháp giảm tương tác sóng - công trình cũng như dạng mặt cắt đê biển hợp lý để đảm bảo an toàn cho đê trong mùa mưa bão. Bài báo này đề cập tới nội dung nghiên cứu sử dụng mô hình IH2-VOF máng sóng số để mô phỏng tốt tương tác sóng với công trình đặc biệt là mô phỏng dòng chảy qua lớp đá đổ của đê biển và lăng thể Tetrapod giải được bài toán để từ đó đề xuất vị trí lăng thể Tetrapod giảm sóng đạt hiệu quả nhất dạng mặt cắt ngang hợp lý cho đê biển tính toán được lưu lượng tràn qua đê biển đề xuất và thiết kế được kết cấu mái phía đồng cũng như hệ thống thu nước biển do sóng tràn. Từ khóa Đê biển Cát Hải Tetrapod mô hình IH2-VOF sóng tràn lưu lượng sóng tràn hiệu quả giảm sóng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ . Hiện trạng đoạn đê biển Gót - Gia Lộc Cát Hải Hải Phòng Hình 1. Bản đồ khu vực đê biển Cát Hải đoạn Gót - Gia Lộc Đê biển Gót - Gia Lộc Cát Hải Hải Phòng đoạn Gót - Gia Lộc từ K0 000 đến K3 094 có kết cấu thân đê bằng đá hộc. Cao trình đỉnh đê đá đoạn này từ 3 7 m đến 4 5 m. Cao trình bãi phía biển từ -1 2 đến 0 8. Do cao trình đê thấp nên thường xuyên bị xô sạt do kích thước 1 Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Thủy lợi Tổng cục Thủy lợi 2 Khoa kỹ thuật .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN