tailieunhanh - Nghiên cứu diễn biến đường bờ biển khu vực cửa sông Thu Bồn

Bài báo trình bày các kết quả mô phỏng diễn biến đường bờ biển khu vực cửa sông và dải bờ biển liền kề cửa Đại (sông Thu Bồn, Quảng Nam) bằng mô hình 1 chiều LITPACK, trong bộ mô hình MIKE và dự báo tình trạng diễn biến đường bờ theo các kịch bản khác nhau. | NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ BIỂN KHU VỰC CỬA SÔNG THU BỒN Đặng Đình Đoan1 Vũ Minh Cát2 Tóm tắt Bài báo trình bày các kết quả mô phỏng diễn biến đường bờ biển khu vực cửa sông và dải bờ biển liền kề cửa Đại sông Thu Bồn Quảng Nam bằng mô hình 1 chiều LITPACK trong bộ mô hình MIKE và dự báo tình trạng diễn biến đường bờ theo các kịch bản khác nhau. Kết quả mô phỏng và dự báo đã đánh giá định lượng chiều rộng và độ sâu xói lở ở mỗi đoạn của đường bờ trong điều kiện tự nhiên cũng như áp dụng các giải pháp bảo vệ bằng công trình trên cơ sở các kịch bản phát triển kinh tế xã hội. Kết quả mô phỏng cho thấy khu vực cửa sông bị diễn biến mạnh nhất. Bờ phía bắc cửa Đại xói lở nhiều hơn bờ phía nam. Các kết quả nghiên cứu giúp các nhà ra quyết định lựa chọn các giải pháp hợp lý vừa đảm bảo điều kiện kỹ thuật vừa phù hợp với điều kiện kinh tế ở mỗi thời kỳ. Từ khóa Cửa sông đường bờ biển sóng khí hậu Litlines Litprof I. MỞ ĐẦU Sông Thu Bồn là sông chính với diện tích lưu vực khoảng 10 350 km2 thuộc lãnh thổ Quảng Nam và thành phố Đà Nằng. Thu Bồn là một trong hai nhánh chính của con sông chảy ra thành phố Hội An ở phía Nam và có tên là cửa Đại. Với chế độ dòng chảy khá dồi dào nhưng rất không đều trong năm thể hiện ở một mùa lũ kéo dài 3 tháng với khoảng 80 lượng dòng chảy năm và mùa cạn kéo dài 9 tháng mà chỉ có 20 lượng nước. Vào mùa lũ một lượng phù sa đáng kể được mang từ lưu vực xuống vùng đồng bằng hẹp và dải ven biển gây ra hiện tượng biến hình bờ đáy sông và đường bờ biển 1 . Mặt khác do những biến đổi dị thường của thời tiết gây ra sự tương phản ngày càng khốc liệt giữa mùa mưa và mùa khô và thêm vào đó là các hoạt động kinh tế xã hội thiếu quản lý như chặt phá rừng cày xới bề mặt lưu vực cho các mục đích mưu sinh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng . làm thay đổi chế độ dòng chảy tăng đột ngột bùn cát làm vấn đề xói lở và bồi lấp lòng dẫn vùng cửa sông các sông miền Trung nói chung và Vu Gia - Thu Bồn nói riêng hết sức nghiêm trọng 2 3 4 . Ở phía biển với tác động

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN