tailieunhanh - Ảnh hưởng của chân vịt tàu thuyền tới sự xáo trộn bùn cát đáy và bồi lấp trở lại luồng tàu

nghiên cứu này sẽ tập trung chính vào ảnh hưởng của chân vịt tàu đến quá trình vận chuyển bùn cát đáy trên tuyến luồng bằng cách phát triển mô hình thực nghiệm của Maynord kết hợp với mô hình thủy động lực học 3 chiều mã nguồn mở EFDC. Kết quả đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của chân vịt tàu tại khu vực Cửa Lấp là khá đáng kể. Lượng bùn cát tổng cộng do dòng chảy và do tàu đã được đưa ra, kết quả này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu lập kế hoạch duy tu, nạo vét luồng trong tương lai. | ẢNH HƯỞNG CỦA CHÂN VỊT TÀU THUYỀN TỚI Sự XÁO TRỘN BÙN CÁT ĐÁY VÀ BỒI lấp trở lại luồng tàu Nguyễn Văn Giáp1 Nguyễn Trung Việt2 Tóm tắt Khi tàu di chuyển chân vịt tàu gây ra xáo trộn bùn cát và phân bố lại bùn cát trong phạm vi luồng tàu chạy gây nên bồi lấp trở lại luồng tàu đặc biệt là tại các khu vực nước nông trên tuyến luồng. Quá trình vận chuyển bùn cát do chân vịt tàu có thể ảnh hưởng tới biến đổi địa hình đáy và trầm tích lơ lửng. Theo các kết quả nghiên cứu về dòng phù sa lơ lửng do hoạt động của chân vịt tàu cho thấy khối lượng bồi lấp trở lại luồng tàu do hoạt động của tàu thuyền là rất đáng kể và số liệu này cần được xem xét khi dự báo theo dõi và lập kế hoạch duy tu nạo vét luồng hàng năm. Từ khóa Cửa Lấp mô hình EFDC chân vịt tàu vận chuyển bùn cát bồi lấp trở lại. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Các nghiên cứu thực nghiệm và thí nghiệm đã cho thấy rằng khi tàu di chuyển trong sông thì vận tốc do hoạt động của chân vịt sẽ tác động lên lớp bùn cát đáy khiến chúng bị di chuyển rồi sau đó lắng đọng lại tùy thuộc vào chế độ thủy động lực học của sông. Tầu có công suất càng lớn thì ảnh hưởng của chân vịt càng nhiều. Một ảnh hưởng khác khi tàu di chuyển là nó sẽ tạo ra một hệ thống sóng thứ cấp từ hai bên mạn tàu các sóng này sẽ lan truyền vào khu vực ven bờ và có thể gây ra hiện tượng sạt lở bờ. Nhưng nghiên cứu này sẽ tập trung chính vào ảnh hưởng của chân vịt tàu đến quá trình vận chuyển bùn cát đáy trên tuyến luồng bằng cách phát triển mô hình thực nghiệm của Maynord Maynord và Stephen 2000 kết hợp với mô hình thủy động lực học 3 chiều mã nguồn mở EFDC. Kết quả đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của chân vịt tàu tại khu vực Cửa Lấp là khá đáng kể. Lượng bùn cát tổng cộng do dòng chảy và do tàu đã được đưa ra kết quả này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu lập kế hoạch duy tu nạo vét luồng trong tương lai. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÂN VỊT TÀU THUYỀN TỚI HIỆN TƯỢNG BỒI LẤP TRỞ LẠI LUỒNG TÀU 1 Kiểm toán Nhà nước. 2 Trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Thủy lợi .