tailieunhanh - Tổng quan những nghiên cứu và phát triển của Điện tử công suất & truyền động điện

Sự hoàn thiện của công nghệ vật liệu bán dẫn công suất và kỹ thuật điều khiển đã tạo điều kiện cho ngành Tự động hóa phát triển vượt bậc trong hơn ba thập kỷ qua. Bài báo sẽ điểm lại sự phát triển của Truyền động điện và Điện tử công suất, là các thành phần cơ bản trong một hệ thống tự động hóa. Việc khái quát này sẽ là cơ sở cho những nhận định về sự phát triển của lĩnh vực trong một tương lai gần, kỷ nguyên mà vấn đề năng lượng và môi. | Tông quan những nghiên cứu và xu hướng phát triển của Điện tử công suất truyền động điện Tóm tắt Sự hoàn thiện của công nghệ vật liệu bán dẫn công suất và kỹ thuật điều khiển đã tạo điều kiện cho ngành Tự động hóa phát triển vượt bậc trong hơn ba thập kỷ qua. Bài báo sẽ điểm lại sự phát triển của Truyền động điện và Điện tử công suất là các thành phần cơ bản trong một hệ thống tự động hóa. Việc khái quát này sẽ là cơ sở cho những nhận định về sự phát triển của lĩnh vực trong một tương lai gần kỷ nguyên mà vấn đề năng lượng và môi trường trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. I. Mở đầu Kỷ nguyên của Truyền động điện có thể coi như bắt đầu từ thế kỷ 19 khi Tesla phát minh ra động cơ không đồng bộ năm 1888. Từ đó động cơ điện dần dần thay thế động cơ hơi nước vốn được coi là động lực cho cách mạng công nghiệp lần thứ nhất thế kỷ 18 và lần thứ hai thế kỷ 19 . Sự ra đời của các van bán dẫn công suất lớn như diode BJT thyristor triac và tiếp đó là IGBT thực sự mang đến cho truyền động điện một sự biến đổi lớn về chất và lượng. Các van bán dẫn chịu điện áp ngày càng cao và khả năng dẫn dòng ngày càng lớn đã tạo nên các cấu hình bộ biến đổi ngày càng đa dạng chỉnh lưu AC DC converter nghịch lưu DC AC converter inverter bộ biến đổi một chiều DC DC converter và bộ biến đổi xoay chiều AC AC converter cho phép điều khiển dòng năng lượng cấp cho động cơ một cách hợp lý phù hợp với yêu cầu công nghệ. Với công trình khoa học được trình bày trong các công bố của mình Hasse 1969 và Blaschke 1972 1 đã tạo nên một bước đột phá trong kỹ thuật điều khiển động cơ không đồng bộ. Bằng cách ứng dụng phương pháp chuyển vị tọa độ transvector động cơ không đồng bộ được điều khiển trong hệ tọa độ d-q quay với tốc độ của từ trường quay thay vì trong hệ tọa độ tĩnh truyền thống a-b-c. Hai phương pháp của Hasse và Blaschke đã nhận được sự quan tâm lớn của giới khoa học và công nghiệp và sau đó được biết đến với tên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN