tailieunhanh - Nghiên cứu các yếu tố ngăn cản sự phát triển mà Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình hội nhập nền kinh tế

Thực tế phát triển đất nước những năm qua cho thấy, bên cạnh những nhân tố thuận lợi là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước, vẫn còn tồn tại những yếu tố ngăn cản sự phát triển bền vững đất nước, ngăn cản việc thực hiện mục tiêu trên. Bài viết này tập trung nghiên cứu, chỉ ra một số yếu tố là điểm yếu cản trở sự phát triển. | NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGĂN CẢN Sự PHÁT TRIỂN MÀ VIỆT NAM ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT TRoNg quá trình HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ Nguyễn Thị Phương Mai1 Tóm tắt Việt Nam bước vào giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 2011 - 2020 với tư cách là một nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Mục tiêu phát triển của Việt Nam là đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại có thu nhập trung bình. Tuy nhiên thực tế phát triển đất nước những năm qua cho thấy bên cạnh những nhân tố thuận lợi là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước vẫn còn tồn tại những yếu tố ngăn cản sự phát triển bền vững đất nước ngăn cản việc thực hiện mục tiêu trên. Bài viết này tập trung nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố là điểm yếu cản trở sự phát triển. Từ khóa Phát triển tăng trưởng mô hình tăng trưởng bẫy thu nhập trung bình 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên của nhiều tổ chức khu vực và thế giới. Và cũng đã hơn sáu năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Những phấn khởi kỳ vọng ban đầu về những cơ hội mà nước ta sẽ nhận được khi gia nhập WTO nền kinh tế sẽ nhanh chóng phát triển đất nước sẽ sớm hóa rồng đã dần bị thay thế bởi những hoài nghi lo lắng. Cái chúng ta nhận được không như cái chúng ta kỳ vọng - kết quả phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam đã không được như mong muốn Kinh tế phát triển chưa bền vững chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá chậm chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý phân hoá giàu nghèo tăng lên. Những hạn chế yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo khoa học công nghệ văn hoá xã hội bảo vệ môi trường chậm được khắc phục tệ quan liêu tham nhũng lãng phí tội phạm tệ nạn xã hội suy thoái đạo đức lối sống chưa được ngăn chặn đẩy lùi. Những số liệu gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam bắt đầu xu thế suy giảm nhanh và liên tục từ cuối 2007 và đến cuối 2012

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN