tailieunhanh - SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Trước nay, âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Bài SKKN về biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, mời các bạn tham khảo. | SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THỊ XÃ UÔNG BÍ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi Họ và tên Lê Thị Tuyết Đơn vị Trường mẫu giáo xã Thượng Yên Công Thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh Thượng Yên Công ngày 22 tháng 05 năm 2009 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở trường Mầm non đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc tưởng tượng sáng tạo sự tập trung chú ý khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ văn học điện ảnh. âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu âm sắc trường độ hoà âm tiết tấu. .cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh phát triển lời nói quan hệ trong giao tiếp trao đổi tình cảm. .Đối với trẻ âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Thông thường khi nghe nhạc ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa chân gõ nhịp đầu lắc lư đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp xuất phát từ cơ sở sinh lý đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học Chep-lô-va cho rằng Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian . Đối với trẻ Mẫu giáo do đặc điểm hồn nhiên ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN