tailieunhanh - Giáo trình Xã hội hóa truyền thông đại chúng: Phần 2 – TS. Trần Hữu Quang

Phần 2 của giáo trình “Xã hội hóa truyền thông đại chúng” cung cấp cho người học một số nội dung như: Các lý thuyết về truyền thông đại chúng, nghiên cứu về công chúng, nghiên cứu về các nhà truyền thông và tổ chức truyền thông, nghiên cứu nội dung truyền thông và những tác động xã hội của truyền thông đại chúng. Mong rằng môn học này sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về thế giới truyền thông, và nhất là có được những cái nhìn mới mang tính chất phân tích và sáng tạo. | Bài 3 CÁC LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Giới thiệu khái quát Nội dung chương này trình bày một số trường phái lý thuyết lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về truyền thông đại chúng đặc biệt là trường phái chức năng luận trường phái phê phán trường phái quyết định luận kỹ thuật. Mục tiêu của chương này Hiểu những cách đặt vấn đề khác nhau của các trường phái lý thuyết khi họ nghiên cứu vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng và ảnh hưởng của chúng đối với người dân trong xã hội hiện đại. Những công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng được bắt đầu tiến hành từ đầu thế kỷ XX nhất là kể từ năm 1933 trở đi khi mà Hitler lên nắm chính quyền ở Đức - sự kiện mà nhiều người cho là nhờ vào những chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. 43 Trong lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trên thế giới người ta thường phân biệt ba giai đoạn khác nhau sau đây xem David Barrat Media Sociology London Tavistock Publications 1986 tr. 16-18. . Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ khoảng đầu thế kỷ XX cho tới cuối thập niên 1930 là giai đoạn mà giới học thuật quan niệm rằng các phương tiện truyền thông có một sức tác động to lớn lên trên lối ứng xử và suy nghĩ của người dân. Nhóm tác giả tiêu biểu trong thời kỳ này là nhóm trường phái Frankfurt ở Đức vốn bao gồm những nhà trí thức chống đối lại Hitler và do đó về sau bị chính quyền quốc xã tống khứ ra nước ngoài. Các học giả này cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng ở Đức đã đóng một vai trò then chốt để những người theo chủ nghĩa quốc xã lên nắm được chính quyền. Lúc đã định cư ở Mỹ trường phái này tiếp tục cảnh cáo rằng các phương tiện truyền thông đại chúng cũng đang ở trong quá trình gây ra những tác động tương tự trong xã hội Mỹ tuy không phải là theo chủ nghĩa quốc xã như ở Đức mà là làm tha hóa người dân. Họ cho rằng các phương tiện truyền thông ở Mỹ đang biến các cá nhân thành những khối đại chúng masses tàn phá văn hóa và trở thành một thứ ma túy làm cho mọi người chỉ biết làm theo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN