tailieunhanh - Giáo trình Xã hội hóa truyền thông đại chúng: Phần 1 – TS. Trần Hữu Quang

Giáo trình “Xã hội hóa truyền thông đại chúng” này có cấu trúc gồm 7 bài. Trong phần 1 của giáo trình, các bạn sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm “truyền thông” và “truyền thông đại chúng”, tìm hiểu về lịch sử ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng và của định chế truyền thông đại chúng. để nắm bắt nội dung chi tiết. | AĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TS TRẦN HỮU QUANG Biên soạn 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Môn học XÃ HỘI HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TS. Trần Hữu Quang biên soạn THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2 BÀI GIỚI THIỆU Chào mừng các bạn đến với chương trình đào tạo từ xa của Đại học Mở Bán Công Đây là môn học nghiên cứu về hoạt động truyền thông đại chúng dưới quan điểm xã hội học. Nhiều trường phái cũng như nhiều luận điểm lý thuyết khác nhau nhiều lúc đối lập nhau cũng như nhiều kết quả điều tra thực nghiệm sẽ được trình bày và lược thuật một cách cô đọng nhằm giúp sinh viên có được những kiến thức tổng quan về tình hình nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng trên thế giới. Nhưng ngoài phần kiến thức điều còn quan trọng hơn nữa đối với sinh viên trong môn học này đó là thông qua việc tìm hiểu những lối đặt vấn đề và những lối phân tích khác nhau và đa dạng của các nhà nghiên cứu sinh viên làm sao rèn luyện được khả năng tư duy và biện luận của mình làm quen được với phương pháp tư duy xã hội học. Và điều trọng yếu nhất là cuối cùng làm sao sinh viên xác lập được khả năng suy nghĩ độc lập và nuôi dưỡng được óc phê phán khoa học khi thử bắt tay vào việc khảo sát phân tích và giải thích những vấn đề nào đó liên quan tới lĩnh vực truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Tập sách này bao gồm những nội dung chính như sau - Tìm hiểu các khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng bài 1 . - Lịch sử ra đời của các phương tiện truyền thông đại chúng và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN