tailieunhanh - Mô hình mô phỏng diễn biến rừng ngập mặn ven biển Thái Bình dưới biến động của các yếu tố môi trường và nước biển dâng

Trong bài báo này, tác giả đã áp dụng mô hình sinh thái (đã được xây dựng cho RNM Cần Giờ) để mô phỏng sự phát triển và thay đổi của RNM dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường theo ba kịch bản biến đổi về độ ngập nước gây ra bởi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu kết hợp với biến động về độ mặn và nhiệt độ. Từ kết quả phân tích mô hình, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển RNM vùng nghiên cứu cho các năm 2030, 2050 và 2100. | MÔ HÌNH MÔ PHONG DIÊN BIÊN RỪNG NGẬP MẶN VEN BIÊN THÁI BÌNH DƯỚI BIÊN ĐỘNG CỦA CÁC YÊU TỐ MÔI TRƯỜNG VÀ NƯỚC BIÊN DÂNG Nguyễn Thị Kim Cúc1 Trần Văn Đạt2 Tóm tắt Vai trò và tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn RNM đã được đề cập ở nhiều khía cạnh. Tuy vậy RNM cũng là hệ sinh thái chịu ảnh hưởng nhất định từ hệ quả của biến đổi khí hậu. Mô hình toán học mô phỏng các quá trình cơ bản chi phối sự phát triển của RNM dựa vào các yếu tố môi trường như độ mặn hay cao độ ngập là một trong những công cụ hiệu quả giúp hỗ trợ công tác quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn. Tác giả đã áp dụng mô hình sinh thái đã được xây dựng cho RNM Cần Giờ để mô phỏng sự phát triển và thay đổi của RNM dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường theo ba kịch bản biến đổi về độ ngập nước gây ra bởi những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu kết hợp với biến động về độ mặn và nhiệt độ. Từ kết quả phân tích mô hình nhóm nghiên cứu đã đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển RNMvùng nghiên cứu cho các năm 2030 2050 và 2100. Từ khóa Rừng ngập mặn mô hình sinh thái biến 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vai trò và tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn RNM đã được thảo luận rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. RNM là hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng và đóng vai trò rất quan trọng cả về yếu tố kinh tế lẫn sinh thái cảnh quan và yếu tố môi trường ở các vùng đất ngập nước ven biển của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Phan Nguyên Hồng và cs. 1999 4 . Sự tồn tại sinh trưởng phát triển và phân bố của chúng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên địa hình địa mạo. nơi chúng sinh sống. Hơn nữa khi nghiên cứu về khả năng thích ứng của hệ sinh thái RNM vùng ven biển đồng bằng sông Hồng nhóm tác giả Nguyễn Thị Kim Cúc và Trần Văn Đạt 2012 3 đã chỉ ra rằng hệ sinh thái này có nguy cơ bị suy thoái do ảnh hưởng của nước biển dâng kết hợp với tốc độ bồi lắng cao nhưng không đồng đều của vùng và nguy cơ bị kẹt bởi công trình thủy lợi đê biển đã kiên cố hóa nên không thể thực hiện quá trình diễn thế lấn sâu vào đất liền. 1 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN