tailieunhanh - Ebook Kinh tế học thể chế trật tự xã hội và chính sách công: Phần 2

Nối tiếp phần 1 cuốn "Ebook Kinh tế học thể chế trật tự xã hội và chính sách công" mời các bạn cùng tìm hiểu phần 2 để nắm bắt một số thông tin về động lực cạnh tranh; các tổ chức kinh tế; hành động tập thể: Chính sách công;. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu. | KINH TẾ HỌC THỂ CHẾ TRẬT Tự XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH CÔNG CHƯƠNG VIII. ĐỘNG LựC CẠNH TRANH Trọng tâm của chương này là về hoạt động đặc trưng của chủ nghĩa tư bản tức là cạnh tranh các quá trình tương tác năng động trên thị trường giữa người mua và người bán. Cạnh tranh kinh tế là quá trình tác động đến những người bán cạnh tranh cũng như những người mua cạnh tranh để họ chấp nhận bỏ chi phí tìm kiếm và thử nghiệm tri thức mới. Người mua và người bán tham gia vào hợp đồng trao đổi quyền tài sản với nhau thiết lập những mức giá có tác dụng phối hợp và thông tin tới người khác. Quá trình cạnh tranh giữa các chủ tài sản cũng giúp hạn chế những sai sót không tránh khỏi thông qua tín hiệu thua lỗ loss signal . Chừng nào mà người mua còn tỏ ra nhạy bén và chịu bỏ chi phí giao dịch để tìm kiếm thông tin chừng đó cạnh tranh kinh tế giữa các nhà cung cấp còn khuyến khích việc đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất. Chúng ta sẽ làm nổi bật vai trò của nhà cung cấp có tinh thần doanh nghiệp và vai trò của những thể chế hỗ trợ cho các nhà tiên phong để họ thử nghiệm những ý tưởng đổi mới với hy vọng tạo ra lợi nhuận. Chúng ta cũng sẽ chỉ ra rằng hành vi can thiệp chính trị vào quá trình cạnh tranh sẽ làm xói mòn cạnh tranh và giảm mức độ cần thiết của việc phải bỏ chi phí đổi mới. Cuối cùng chúng ta sẽ vượt ra ngoài cạnh tranh trong khuôn khổ một thị trường đơn lẻ và xem xét cường độ cạnh tranh trên bình diện toàn bộ hệ thống kinh tế. Chúng ta sẽ nhận thấy các doanh nhân cạnh tranh lẫn nhau trong một ngành lại thường tạo ra điều kiện cho thành công thương mại trong những ngành khác do vậy mà nhóm doanh nhân cạnh tranh này lại hỗ trợ cho nhóm doanh nhân cạnh tranh kia trong quá trình đổi mới và tạo ra lợi nhuận. Các nền kinh tế cạnh tranh có những lợi thế kinh tế và phi kinh tế đáng kể các chủ tài sản thường xuyên đứng trước thách thức khai thác tài sản và tìm kiếm tri thức nhờ đó quyền lực bị kiểm soát và tiến bộ kinh tế được theo đuổi. Vì vậy người ta sẽ cho rằng cạnh tranh kinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN