tailieunhanh - Thành Cổ Loa – Kinh đô của nhà nước Âu Lạc

Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên. | Thành Cô Loa Kinh đô của nhà nước Âu Lac Thành Cô Loa thuộc xã Cô Loa huyện Đông Anh Hà Nội là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên. Cổ Loa Năm 1962 thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Vị trí địa lý Vào thời Âu Lạc Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng tức sông Thiếp là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình. về phương diện giao thông đường thủy Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Qua con sông Hoàng thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ nếu xuôi sông Hồng thuyền ra đến biển cả nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam. Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng dân cư đông đúc sống bằng nghề làm ruộng đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Cấu trúc Thành Cổ Loa Cổ Loa Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là tòa thành cổ nhất quy mô lớn vào bậc nhất cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ . Khi xây thành người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên tận dụng chiều cao của các đồi gò đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài vì thế hai bức tường thành này có đường nét uốn lượn theo địa hình. Chất liệu chủ yếu

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.