tailieunhanh - Di tích Hành Cung Cổ Bi

Di tích Hành Cung Cổ Bi thuộc tổ dân phố Bình Minh, Thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm – Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 14 km về phía Đông. Vùng đất này xưa kia thuộc phủ Thuận An, trấn kinh Bắc, vào thời Nguyễn thuộc xã Cổ Bi, tổng Đặng Xá, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. | Di tích Hành Cung Cổ Bi Di tích Hành Cung Cổ Bi thuộc tổ dân phố Bình Minh Thị trấn Trâu Quỳ Gia Lâm - Hà Nội cách trung tâm Hà Nội khoảng 14 km về phía Đông. Vùng đất này xưa kia thuộc phủ Thuận An trấn kinh Bắc vào thời Nguyễn thuộc xã Cổ Bi tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945 Hành Cung Cổ Bi thuộc xã Quang Trung huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh. Di tích Hành Cung Cổ Bi thuộc tổ dân phố Bình Minh Thị trấn Trâu Quỳ Gia Lâm - Hà Nội cách trung tâm Hà Nội khoảng 14 km về phía Đông. Vùng đất này xưa kia thuộc phủ Thuận An trấn kinh Bắc vào thời Nguyễn thuộc xã Cổ Bi tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945 hành cung Cổ Bi thuộc xã Quang Trung huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1961 đổi thành xã Quang Trung I để phân biệt với xã Quang Trung II ở huyện Từ Sơn chuyển về nay là xã Yên Thường Gia Lâm . Năm 1965 xã này đổi tên là Trâu Quỳ và từ ngày1 4 2005 xã Trâu Quỳ được đổi thành Thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Ngược dòng lịch sử Cổ Bi là một vùng đất cổ nơi có nhiều dấu ấn lịch sử Sử cũ vàtruyền thuyết dân gian cho biết vào năm 40 sau Công nguyên đây là nơi hội quân luyện tập võ nghệ của nghĩa quân Hai Bà Trưng trước khi tiến đánh Luy Lâu thủ phủ của phong kiến đô hộ nhà Hán. Hiện nay dấu tích còn lưu ở đền thờ thần Đô Hồ - một vị tướng tài ba của Hai Bà Trưng. Đến thời Lý Trần và Lê Cổ Bi đã là một thắng địa nổi tiếng ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long. Sử sách đều xác nhận Cổ Bi xưa thuộc vùng Kinh Bắc là vùng đất văn hoá lâu đời nơi có phong cảnh hữu tình. Vào đầu thế kỷ XVIII vùng đất này càng nổi tiếng vì liên quan mật thiết tới các chúa Trịnh đặc biệt là Nhân vương Trịnh Cương. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục tháng 11 1727 Trịnh Cương tự ý dựng phủ đệ mới ở Cổ Bi. Cổ Bi là một địa điểm nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc tiếp giáp với xã Như Kinh mà Như Kinh là quê hương Trương Thái phi mẹ đẻ của Trịnh Cương nên Cương thường tuần du đến xã ấy. Vì mê hoặc thuyết phong thuỷ Cương muốn dời phủ đệ đến ở đất này .