tailieunhanh - Bài giảng Quản lý cây trồng và đất - Đại học Thủy Lợi

Bài giảng Quản lý cây trồng và đất cung cấp cho người học các kiến thức: Sinh lý môi trường và phản ứng của cây trồng với môi trường, các loại cây trồng chuyên khoa, hệ thống quản lý các loại đất. nội dung chi tiết. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BỘ MÔN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ---------------*-------------- BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CÂY TRỒNG VÀ ĐẤT HÀ NỘI - 2012 PHẦN 1. SINH LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ PHẢN ỨNG CỦA CÂY TRỒNG VỚI MÔI TRƯỜNG Chương 1. MỞ ĐẦU Phản ứng của cây trồng với môi trường quyết định sự thích nghi của cây trồng và ảnh hưởng của nó đến sự thay đổi các biện pháp chăm sóc và nhân giống cây trồng. Mục đích chính là nâng cao sản lượng cây trồng trong thế kỷ 21. Hiểu được phản ứng của cây trồng với điều kiện môi trường sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản để xây dựng các phương pháp nhằm nâng cao sản lượng cây trồng. Sản lượng cây trồng được tính trên đơn vị diện tích đất hoặc trên một đơn vị thời gian hay trên một đơn vị đầu vào như công lao động và nước tưới. Việc nâng cao sản lượng cây trồng là rất cần thiết vì do sự tăng dân số và sự thay đổi nhu cầu tiêu thụ nên ở nhiều nơi trên thế giới nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp ngày càng lớn. Hơn nữa, diện tích đất trồng trọt có xu hướng giảm. Do vậy việc nâng cao sản lượng cây trồng là rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, bởi vì đây sẽ là những nơi có nhu cầu lương thực lớn. Sự phát triển nông nghiệp có thể thúc đẩy sự phát triển nông thôn và thành thị, thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo trên toàn thế giới. Việc nâng cao sản lượng cây trồng là nhu cầu của tất cả các nước nhằm duy trì lợi ích, tăng cường sự ổn định của các dự án nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường. Việc nâng cao sản lượng lương thực của các cây trồng chính cần được chú trọng. Nhu cầu về lúa mì dự tính tăng lên khoảng 1,3% một năm trên toàn thế giới và 1,8% ở các nước đang phát triển trong giai đoạn đến năm 2018 (Reynolds và cộng sự, 1999). Để đáp ứng được nhu cầu lúa mì tăng lên cần phải tăng sản lượng, vì khả năng tăng diện tích đất trồng lúa mì là giới hạn. Để đáp ứng nhu cầu thóc gạo trong giai đoạn 30 năm từ 1995-2025 yêu cầu diện tích lúa được tưới ở Châu Á có năng suất tăng trung bình từ 5,0 đến 8,5 tấn/ha có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN