tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển kỹ năng hợp tác nhóm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động ngoài trời

Ở độ tuổi mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) đây là giai đoạn phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé. Ở giai đoạn này, trẻ đã hình thành nhận thức, phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển về mặt tư duy, trí tuệ, thể chất và nhiều kĩ năng khác. Nếu không được tham gia các hoạt động ngoài trời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, tình cảm, kỹ năng giao tiếp của trẻ, có thể khiến trẻ mất tự tin, thiếu sự linh hoạt, khó hòa đồng. Để nắm vững nội dung kiến thức tài liệu tài liệu. | Trò chơi dân gian chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc của một nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Những trò chơi dân gian có tác dụng rất bổ ích đối với mỗi đứa trẻ, không chỉ rèn luyện cho trẻ khỏe mạnh về thể chất, về sự phán đoán, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt là rèn cho trẻ sớm có tính tự lập, chủ động, biết yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và cuộc sống quanh mình. Trò chơi dân gian làm phong phú tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Qua nghiên cứu vấn đề trên tôi thấy giáo viên đã sử dụng một số trò chơi dân gian khác nhau để phát triển kỹ năng hợp tác nhóm cho trẻ. Tuy nhiên, cách sử dụng trò chơi dân gian trò vẫn theo lối cũ, còn dựa nhiều vào tài liệu hướng dẫn, giáo viên còn thiên về sử dụng những trò chơi có sẵn. Thiếu quan tâm đến nhu cầu hứng thú, đặc điểm nhận thức của trẻ. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đã sưu tầm và sử dụng những trò chơi dân gian có nội dung tác động đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tạo góc chơi và chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian. Tạo cơ hội cho trẻ thực hành, hoạt động nhóm. Động viên, khuyến kích trẻ. Cho trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian quen thuộc. Các vấn đề mà tôi đề xuất cũng đã chứng minh tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN