tailieunhanh - Nhã nhạc - nhạc cung đình việt nam

"Âm nhạc cung đình" theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi "Nhã Nhạc" được các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hồ dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng,. | Âm nhạc cung đình theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi Nhã Nhạc được các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hồ dùng với những nội hàm khác nhau khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung lễ nhạc cung đình nói riêng khi để chỉ một tổ chức âm nhạc thậm chí một dàn nhạc cụ thể. Nền tảng ban đầu của Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam đã bắt đầu manh nha từ thế kỉ 13 nhưng chỉ đạt đến độ điêu luyện tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn 1802 -1945 . Âm nhạc cung đình Huế chính thức hình thành với sự lên ngôi của triều Nguyễn vào đầu thế kỉ 19. Khoảng năm 1947-1948 bà Từ Cung mẹ vua Bảo Đại vợ vua Khải Định đã tập hợp một số nghệ nhân cung đình từ thời vua Bảo Đại nhờ đó một số thể loại ca múa nhạc cung đình được duy trì. Những năm 80 âm nhạc cung đình Huế bắt đầu được sự quan tâm của Bộ Văn hoá và chính quyền địa phương. Vào những năm 90 âm nhạc cung đình Huế bước vào giai đoạn phục hưng. Từ đó tới nay loại hình nghệ thuật này đã được đưa đi giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới. Các thể loại âm nhạc cung đình Huế bao gồm nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính múa cung đình ca nhạc thính phòng và kịch hát tuồng cung đình . Xưa kia nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại Giao nhạc dùng trong lễ Tế Giao Miếu nhạc dùng trong các lễ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG