tailieunhanh - Hát xẩm - niềm yêu thích mới của giới trẻ

.Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát xẩm còn có thể coi là một nghề. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình với nghệ nhân Hà Thị Cầu được coi là người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20 đang có những nỗ lực đệ trình UNESCO công nhận hát xẩm là di sản văn hóa thế giới cần được. | Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Xẩm cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát xẩm còn có thể coi là một nghề. Hiện nay tỉnh Ninh Bình với nghệ nhân Hà Thị Cầu được coi là người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ 20 đang có những nỗ lực đệ trình UNESCO công nhận hát xẩm là di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp. Những người hát xẩm ở Hải Phòng thời Pháp thuộc Nhạc cụ Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và sênh. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu trống mảnh và phách bàn. Có tài liệu cho rằng đàn bầu khởi thuỷ là nhạc cụ đặc trưng của hát xẩm sau do đàn nhị dễ chơi hơn và có âm lượng tốt hơn phù hợp với chỗ đông người nên thường được sử dụng. 3 Để thay cho đàn nhị truyền thống có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát xẩm có thể là sênh sứa gồm hai thanh tre hoặc gỗ hoặc sênh tiền có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc . Ngoài ra đàn đáy trống cơm sáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.