tailieunhanh - Phố hoa lụa Hàm Long

Tên phố Hàm Long ngày nay vốn bắt nguồn từ tên ngôi chùa cổ trong ngõ số nhà 18 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chùa Hàm Long tương truyền có từ thời Lý, là một ngôi chùa cổ nổi tiếng của vùng đất Thăng Long xưa. Niên đại xuất hiện của chùa chỉ đứng sau chùa Khai Quốc (nay gọi là chùa Trấn Quốc) được xây dựng từ thời Lý Nam Đế. Phố Hàm Long dài 564m, nối từ ngã năm Lò Đúc đến đầu dốc Bà Triệu. Con phố trước đây thuộc địa phận thôn Hàm. | Phố hoa lụa Hàm Long Tên phố Hàm Long ngày nay vốn bắt nguồn từ tên ngôi chùa cổ trong ngõ số nhà 18 phố Hàm Long quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Chùa Hàm Long tương truyền có từ thời Lý là một ngôi chùa cổ nổi tiếng của vùng đất Thăng Long xưa. Niên đại xuất hiện của chùa chỉ đứng sau chùa Khai Quốc nay gọi là chùa Trấn Quốc được xây dựng từ thời Lý Nam Đế. Phố Hàm Long dài 564m nối từ ngã năm Lò Đúc đến đầu dốc Bà Triệu. Con phố trước đây thuộc địa phận thôn Hàm Châu tổng Hậu Nghiêm sau đổi thành thôn Hàm Khánh tổng Thanh Nhàn huyện Thọ Xương. Hiếm có con phố nào ở Hà Nội lại vừa có chùa thờ Phật vừa có nhà thờ Thiên chúa giáo lại là nơi lưu giữ di tích cách mạng ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử như phố Hàm Long. Thời Pháp thuộc phố Hàm Long có tên là Dourdart de Lagrée. Chùa Hàm Long ban đầu là ngôi đền thờ Long Thần vốn tên là Ngô Long sống dưới thời Hùng Vương thứ 18 . Theo truyền thuyết thần Ngô Long là vị phụ đạo chính quốc thời Hùng Duệ Vương có công dẹp giặc Hồ Lư ở Châu Hoan. Ngô Long từng sống ở quán Long Đầu. Sau khi ông mất dân trong vùng sửa quán Long Đầu thành đền Hội Khánh để thờ phụng. Khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đã chính thức phong cho Ngô Long danh hiệu Long thần nhìn thế đất đền Hội Khánh tựa như rồng ngậm ngọc Hàm Châu Long nên vua cho đổi đền thành chùa Hàm Long. Từ đó trở đi chùa Hàm Long tuy là chùa thờ Phật nhưng cũng thờ cả vị Long Thần có nhiệm vụ bảo vệ chùa hộ trì Phật pháp. Chùa cũng nổi tiếng linh ứng qua nhiều sự tích của thần Ngô Long trong việc âm phù vua Trần Nhân Tông dẹp giặc Mông Nguyên giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh. Đến cuối thế kỷ XVII chùa bị hư hỏng nhiều. Nhờ bà Thái phi Trương Ngọc Chử mẹ của chúa Trịnh Cương cùng một số người trong dòng tộc chúa Trịnh xuất tiền tu sửa sau hơn chục năm trời trùng tu chùa Hàm Long được mở rộng quy mô và tăng thêm phần tráng lệ. Trong giai đoạn toàn quốc kháng chiến do bom đạn của quân đội thực dân chùa Hàm Long bị tàn phá nặng nề chỉ có lại hai tấm bia đá dựng năm 1714 hai giếng ngọc và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.