tailieunhanh - Đắm say vẻ đẹp non nước chùa Thầy

Cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm, du khách thập phương lại tấp nập kéo về trẩy hội chùa Thầy, vừa để dâng hương khấn Phật, vãn cảnh chùa, vừa thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi. | Đắm say vẻ đẹp non nước chùa Thầy Cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm du khách thập phương lại tấp nập kéo về trẩy hội chùa Thầy vừa để dâng hương khấn Phật vãn cảnh chùa vừa thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi. Phong thủy hữu tình Ngoài những sinh hoạt lễ hội hấp dẫn đến hội chùa Thầy du khách còn được thưởng ngoạn danh thắng nổi tiếng Có động có hồ có chợ Trời Núi sông tiểu biểu giải kỳ quan . Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am do Thiền sư Từ Đạo Hạnh lập ra để tu tập. Sau này Vua Lý Nhân Tông 1072-1127 đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa chùa Cao Đỉnh Sơn Tự trên núi và chùa Dưới tức chùa Cả tên chữ là Thiên Phúc Tự . Đầu thế kỷ XVII chùa được trùng tu mở rộng. Theo thuyết phong thủy chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa bên trái là ngọn Long Đẩu lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam. Phía trước chùa Thầy là một sân rộng nhìn ra một hồ nước gọi là Long Chiểu hay Long Trì ao rồng tạo thành hàm của rồng. Hai bên hồ có hai cây cầu cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi tới chùa Cao. Hai cầu này nối sang hai bên tạo thành thế râu Rồng làm tăng thêm vẻ đẹp huyền bí của hồ. Giữa hồ có nhà thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước vào dịp lễ hội. Kiến trúc độc đáo Trong một không gian kiến trúc Phật giáo vừa trang nghiêm cổ kính vừa tĩnh mịch lại gần gũi với đời chùa Thầy là sự kết hợp của hai khối kiến trúc thờ phật và thờ thánh trong một kết cấu mặt bằng tiền công nơi thờ phật và hậu nhất nơi thờ thánh . Đây cũng là một dạng mặt bằng ít gặp trong kiến trúc chùa cổ Việt Nam với nghệ thuật kiến trúc điêu khắc khá độc đáo mang phong cách kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVII. Ngoài hệ thống tượng thờ khá phong phú và đặc sắc tại chùa Thầy còn lưu giữ được một số lượng lớn các di vật có giá trị như những bệ tượng nhang án khám thờ ngai thờ đồ tế khí khánh chuông bia đá sắc phong với