tailieunhanh - Đình Kim Liên tỏa bóng

Đình Kim Liên-một trong bốn Tứ trấn Thăng Long-Hà Nội mãi mãi là nơi thờ phụng thần Cao Sơn Đại Vương linh kính, mãi mãi tỏa bóng trong ta Trong hàng loạt các địa danh, di tích đặc trưng cho Thăng Long-Hà Nội, không thể không kể đến Tứ Trần của kinh thành. Thăng Long xưa được cấu tạo trong ranh giới địa lý bốn mặt xác định là bốn trấn. Đó là: Phía Bắc có Trấn Vũ, Nam: Kim Liên, Đông: Bạch Mã và Tây: Linh Lang. Đình Kim Liên-di tích Văn hóa lịch sử-kiến trúc thuộc lang Kim. | Đình Kim Liên tỏa bóng Đình Kim Liên-một trong bốn Tứ trấn Thăng Long-Hà Nội mãi mãi là nơi thờ phụng thần Cao Sơn Đại Vương linh kính mãi mãi tỏa bóng trong ta. Trong hàng loạt các địa danh di tích đặc trưng cho Thăng Long-Hà Nội không thể không kể đến Tứ Trần của kinh thành. Thăng Long xưa được cấu tạo trong ranh giới địa lý bốn mặt xác định là bốn trấn. Đó là Phía Bắc có Trấn Vũ Nam Kim Liên Đông Bạch Mã và Tây Linh Lang. Đình Kim Liên-di tích Văn hóa lịch sử-kiến trúc thuộc lang Kim Liên phường Phương Liên quận Đống Đa ngày nay. Đình Kim Liên được lập nên để thờ thần Cao Sơn. Năm 1510 niên hiệu Hồng Thuận thứ III ngôi đình được xây cất trước có tên gọi Cao Sơn Đại Vương Từ nghĩa là đền thờ Cao Sơn Đại Vương. Do đình đặt tại làng Kim Liên và chính do người dân làng Kim Liên có công tạo dựng gìn giữ nên sau này ta thường gọi là đình Kim Liên. Đình Kim Liên nằm trên một gò đồi cao. Mặt tiền của đình quay về hướng Nam. Đình gồm có phía trước là Phương đình tiếp đến là đền thờ Thần. Hậu cung thờ Cao Sơn Đại Vương và hai vị Nữ thần cùng phối hưởng trong ban thờ. Phương đình có kiến trúc không cầu kỳ. Mái Phương đình lợp bằng ngói mũi đỉnh nóc phía hai hồi là hai con sư tử đá được gắn vững chãi có hướng chầu vào nhau. Hậu cung và Đại bái diện tích khoảng 50m2 cũng kết cấu vì kèo gỗ chạm trổ trên là mái lợp ngói. Long ngai thờ Thành hoàng Cao Sơn Đại Vương được chạm khắc tinh sảo sơn son thiếp vàng sáng đẹp lộng lẫy. Ngai bệ hình vuông chế theo kiểu chân quỳ dạ cá . Hoa dây được chạm thủng đường nét uốn lượn uyển chuyển. Thâm cung trang nghiêm ánh sáng hắt từ các ô cửa vòm mái vừa đủ cho ta cảm giác mờ ảo linh thiêng. Tương truyền Cao Sơn Đại Vương là con trai Lạc Long Quân và bà Âu Cơ. Ông đã theo cha lên núi Tản Viên Sơn Tây lập nghiệp. Đến thời Lê Trung Hưng Thần Cao Sơn có công tích lớn ngầm giúp Lê Tương Dực dẹp nhiễu nhương. Tháng 11 năm Kỷ Mão 1509 Lê Tươn Dực lánh nạn vào Tây Đô Thanh Hóa dấy binh khởi nghĩa khôi phục sự nghiệp Vua Cao Tổ cứu vớt ức triệu dân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.