tailieunhanh - Chợ cổ bên ngôi thành cổ Sơn Tây
Vùng đất Sơn Tây là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, có quan hệ gắn bó về mọi mặt như phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với kinh đô Thăng Long trong suốt chiều dài lịch sử. Nói đến văn hóa Thăng Long là nói đến Kẻ Chợ. Vượt xa về tầm cỡ so với các thành thị khác nên Kẻ Chợ trở thành danh từ riêng để gọi Thăng Long. Đô thành Thăng Long-Hà Nội tồn tại như một phiên chợ khổng lồ trong thời trung đại, chính vì thế mà mạng lưới chợ. | Chợ cổ bên ngôi thành cổ Sơn Tây Vùng đất Sơn Tây là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long có quan hệ gắn bó về mọi mặt như phát triển kinh tế giao lưu văn hóa. với kinh đô Thăng Long trong suốt chiều dài lịch sử. Nói đến văn hóa Thăng Long là nói đến Kẻ Chợ. Vượt xa về tầm cỡ so với các thành thị khác nên Kẻ Chợ trở thành danh từ riêng để gọi Thăng Long. Đô thành Thăng Long-Hà Nội tồn tại như một phiên chợ khổng lồ trong thời trung đại chính vì thế mà mạng lưới chợ là yếu tố cốt lõi không thể thiếu được trong kết cấu kinh tế thị thành. Nằm giữa trung tâm thị xã Sơn Tây có một tòa thành cổ được xây bằng đá ong năm 1822 có hào sâu kè đá ong năm 1848 chạy xung quanh. Thành Sơn Tây là khu đô thị hành chính quân sự thời Nguyễn. Sơn Tây nằm ở vị trí đẹp lại có đường giao thông thuỷ bộ thuận tiện vì thế đã nhanh chóng thu hút được những người buôn bán nhưng thợ thủ công và dân chúng ở nhiều nơi xa gần trong vùng về tụ cư lập nghiệp ở lỵ sở Sơn Tây. Cùng với sự có mặt ngày càng nhiều của hệ thống nhân viên công chức trong chính quyền là một mạng lưới dịch vụ phục vụ đời sống của khối dân cư. Tỉnh lỵ Sơn Tây đã hình thành được một hệ thống đường phố dân cư và các công sở ở quanh mặt thành Sơn Tây nơi đây thực sư trở thành một trung tâm hành chính kinh tế văn hóa phồn vinh của tỉnh Sơn Tây. Năm 1924 ngân quĩ Bắc kỳ trợ cấp mới có tiền làm các việc công chính như mở mang bệnh viện xây dựng chợ Tỉnh. Chợ Nghệ cũng từ đó mà ra đời gắn với tên làng Thuần Nghệ - tên nôm là chợ Nghệ. Các sinh hoạt văn hóa làng xã đều có yếu tố đóng góp của chợ. Chợ cũng vì thế mà đi vào trong thơ văn tự nhiên và đẹp đẽ như một phần của đời sống tinh thần. Như ta thấy ước nguyện của đôi trai gái trong câu ca Ước gì mình lấy được ta Để cùng buôn bán chợ xa chợ gần. Không những là người Việt Nam mà cả người Trung Hoa hiểu phong thuỷ như tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc khi đóng quân ở thành Sơn Tây qua đây đều trầm trồ khen ngợi thế đất Nghệ Thị văn quan tiến đạt . Song từ đó đến nay thị xã Sơn Tây
đang nạp các trang xem trước