tailieunhanh - Đình Phả Trúc Lâm và nghề da giầy ở Thăng Long

Mỗi một ngành nghề thường có quá trình hình thành phát triển riêng. Ở Thăng Long – Hà Nội việc lập nơi thờ tổ để ghi nhận, tôn vinh người có công mở đầu hay khai sáng nghề của các thế hệ thợ đã trở thành khá phổ biến. | Đình Phả Trúc Lâm và nghề da giầy ở Thăng Long Mỗi một ngành nghề thường có quá trình hình thành phát triển riêng. Ở Thăng Long - Hà Nội việc lập nơi thờ tổ để ghi nhận tôn vinh người có công mở đầu hay khai sáng nghề của các thế hệ thợ đã trở thành khá phổ biến. Nghề da giầy ở Thăng Long là một trong những nghề phát triển sớm ra đời cách ngày nay gần 500 năm. Thăng Long - Hà Nội từ lâu có một nơi thờ Tổ nghề da giày đó là đình Phả Trúc Lâm Di tích đình Phả Trúc Lâm có tên nôm là làng Tram hay Chắm có lúc được gọi là Phong Lâm Tam Lâm một địa phương có nhiều thế hệ thợ da giầy nổi tiếng. Những người thợ da giày đã đem cái nghề của mình đến làm ăn sinh sống ở nhiều nơi. Khi đến Thăng Long - Hà Nội thợ da giày đã quần tụ lập phường thợ và xây dựng đình Phả Trúc lâm để thờ Tổ nghề của mình. Các vị Tổ của nghề da giầy được tôn thờ là Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba vị khác là Phạm ThuầnChánh Phạm Đức Chính à Nguyễn Sĩ bân. Nguyễn Thời Trung đỗ tiến sĩ khoa thi Ảt Sửu niên hiệu Thuần phúc nguyên niên thời Lê - Mạc năm1565 làm quan cho triều Mạc đến chức Thừa chánh sứ. Ông đã cầm đầu đoàn sứ bộ nước ta qua Trung Quoc sdể hòa đàm. Trong đoàn sứ có ba người cùng quê ở làng Phong Lâm là Ông Chánh ông Chính ông Bân. Đình Phả Trúc Lâm Trên đường đi đoàn sứ bộcó qua Hàng Châu các ông đã chú ý đến nghề thuộc da đóng giầy mà lúc đó ở nước ta nghề này chưa phát triển và tinh xảo bằng họ. Hoàn thành công việc sứ bộ Thời Trung cùng ba người bạn cùng quê quay lại Hàng Châu học nghề da giầy. Trải qua bao gian nan vất vả các ông đã học thuộc nghề nắm vững các bí quyết về thuộc da đóng giày khivề nước đã truyền nghề ở quê hương Trúc Lâm. Từ đó nghề thuộc da đóng giày ngày càng phát triển thịnh ông đã được triều đình ban phong chức quan Thượng y ở Quốc Tử Giám. Sau này khi các ông qua đời làng nghề da giày đã tôn vinh và thờ cúng làm Tổ của nghề. Phố Hàng Hành trước đây vốn là đất của thôn Tả Khánh Thụy thuộc tổng Tiền Túc sau đổi là tổng Thuận Mỹ của huyện Thọ Xương phủ Hoài .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.