tailieunhanh - Bí ẩn Hoa Lâm Viên

Tương truyền, gần năm trước, trên mảnh đất Hoa Lâm phủ Đông Ngàn (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh) từng tồn tại một hành cung thời Lý, đến năm 1232, tại địa danh này được cho là nơi chứng kiến nghi án “Trần Thủ Độ lập mưu giết hết tôn thất nhà Lý”. Gần năm sau, giả thiết về Hoa Lâm là quê ngoại của Lý Thái Tổ được đưa ra Và những điều bí ẩn mà Hoa Lâm đang mang trong mình như một sức hút để các nhà nghiên cứu tìm kiếm sự thật. | Bí ân Hoa Lâm Viên Tương truyền gần năm trước trên mảnh đất Hoa Lâm phủ Đông Ngàn nay là xã Mai Lâm huyện Đông Anh từng tồn tại một hành cung thời Lý đến năm 1232 tại địa danh này được cho là nơi chứng kiến nghi án Trần Thủ Độ lập mưu giết hết tôn thất nhà Lý . Gần năm sau giả thiết về Hoa Lâm là quê ngoại của Lý Thái Tổ được đưa ra. Và những điều bí ẩn mà Hoa Lâm đang mang trong mình như một sức hút để các nhà nghiên cứu tìm kiếm sự thật lịch sử. Không chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư mà nhiều bộ chính sử khác như Việt sử thông giám cương mục cũng đề cập tới chuyện Mùa đông năm ấy năm Kiến Trung thứ 8 -1232 nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường - Hoa Lâm Thủ Độ Trần Thủ Độ - PV ngầm đào hố sâu làm nhà lên trên đợi khi mọi người uống rượu say giật máy chôn sống. Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng hơn nữa Phan Phu Tiên không ghi lại việc này chưa chắc đã có thực tạm chép vào đây . Chính những dòng ít ỏi và đầy nghi hoặc được chép vắn tắt trong chính sử đã gợi cho các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học KHXH NV những cơ sở bước đầu trong việc nghiên cứu những bí ẩn của mảnh đất Hoa Lâm. Sự việc khiến cho Hoa Lâm Viên trở thành địa chỉ đỏ trên bản đồ khảo cổ học ngoại thành Hà Nội bắt nguồn từ năm 1999. Trong quá trình lấy đất bán cho các nhà máy gạch người dân trong làng đã phát hiện một thành bậc tam cấp điêu khắc hình sấu đá. Đoán chừng là hiện vật quý người dân trong làng đưa về cất giữ tại chùa Phúc Lâm gần đó. Con sấu này được tạc liền khối với bệ trang trí thân uốn lượn mềm mại. Lâm Thị Mỹ Dung trường Đại học KHXH NV cho biết toàn bộ thành bậc này mang phong cách nghệ thuật thời Lý và khá giống với hiện vật đang được đặt tại sân Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và giống với những mảnh thân rồng trên lan can thành bậc đá thời Lý mới được tìm thấy tại Hoàng thành. Sự phát hiện vết tích kiến trúc cung đình tại Hoa Lâm Viên càng làm dày thêm những nhận định về sự tồn tại của một công trình kiến trúc quan trọng thời Lý tại .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
4    79    0
TỪ KHÓA LIÊN QUAN