tailieunhanh - Đền Tuần Quán – nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử

Toạ lạc bên bờ tả ngạn sông Hồng thuộc địa phận phố Bách Lẫm, phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái), đền Tuần Quán từ lâu không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ cầu an của tín đồ phật tử thập phương mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách gần xa trong những dịp đầu xuân. Theo sách Đại Nam nhất thống chí và Hưng Hoá phong thổ lục, đền Tuần Quán có từ thời Trần, khởi đầu thờ Thần. | Đền Tuần Quán - nơi ghi dấu những giá trị văn hoá lịch sử Toạ lạc bên bờ tả ngạn sông Hồng thuộc địa phận phố Bách Lầm phường Yên Ninh thành phố Yên Bái đền Tuần Quán từ lâu không chỉ được biết đến là điểm cúng lễ cầu an của tín đồ phật tử thập phương mà còn được xem như một trong những điểm đến không thể thiếu trong hành trình tâm linh cầu tài cầu lộc của du khách gần xa trong những dịp đầu xuân. Theo sách Đại Nam nhất thống chí và Hưng Hoá phong thổ lục đền Tuần Quán có từ thời Trần khởi đầu thờ Thần Diệp phu nhân ở xã Bách Lẫm huyện Trấn Yên - người đã có công Hộ quốc tý dân nên được nhân dân suy tôn là Thánh Ân và gọi đền thờ bà là đền Vệ Quốc. Đến triều Lê đầu thế kỷ thứ XV Mẫu Liễu Hạnh hạ trần ở đền giúp cho quan và dân rất nhiều trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước nên được vua Lê Hiển Tông ban cho sắc phong là Đức chúa Quốc Mẫu Hoàng Ân Phương Dung . Kể từ đó đền phối thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và chính thức được đổi tên thành Đền Quốc Mẫu Thánh Ân Bách Lẫm . Tuy nhiên do vị trí của đền nằm gần với Quán Tuần chỉ nơi tuần hành thu thuế nên từ lâu nhân dân quanh vùng đã quen gọi là đền Tuần Quán. Đền Tuần Quán Trải qua các thời kỳ lịch sử đền không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của các tín đồ phật tử thập phương mà còn trở thành nơi ghi dấu những sự kiện những mốc lịch sử quan trọng của đất nước gắn liền với tên tuổi các anh hùng dân tộc. Theo Hồ sơ Di tích đền Tuần Quán có ghi thì vào chiều 9 2 1930 các chí sĩ yêu nước của Việt Nam Quốc dân Đảng thuộc Chi bộ Xuân Lũng Phú Thọ đã đóng giả làm người hành hương mang theo súng đạn dao và bom tự tạo hoà vào dòng người trảy hội đền Tuần Quán vào đền bái lễ để bàn kế hoạch khởi nghĩa Yên Bái và đúng 10h đêm ngày hôm sau thì cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra. Năm 1940 đồng chí Hoàng Văn Thụ- Uỷ viên Trung ương Đảng và đồng chí Bùi Đức Minh đã nhảy tàu ở cầu Tuần Quán vào lưu trú ở đền. Từ đây hai đồng chí đã sang Vân Nam -Trung Quốc gặp Bác Hồ nhiều lần. Đền là nơi thông tin cho nhân dân biết nước Việt Nam Dân .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.