tailieunhanh - Làng Hồ Khẩu – Nét đẹp cổ xưa
Ngày nay, bên cạnh cái ồn ào, tấp nập của một Hà Nội đang ngày ngày phát triển,“làng” Hồ Khẩu trở nên thật đặc biệt, mà nhiều người mạo muội dùng cụm từ “làng trong phố”. Làng Hồ Khẩu thuộc cụm dân cư số 1 và số 2 phường Bưởi (quận Tây Hồ) tức phủ Phụng Thiên xưa, vẫn bảo tồn được khá đầy đủ các di sản văn hóa vật thể của một làng cổ thịnh vượng xưa nằm kề ngay dưới chân kinh thành Thăng Long. Tục truyền, dân đã sinh cơ lập nghiệp, thành ấp Hồ Khẩu. | Làng Hồ Khẩu - Nét đẹp cổ xưa Ngày nay bên cạnh cái ồn ào tấp nập của một Hà Nội đang ngày ngày phát triển làng Hồ Khẩu trở nên thật đặc biệt mà nhiều người mạo muội dùng cụm từ làng trong phố . Làng Hồ Khẩu thuộc cụm dân cư số 1 và số 2 phường Bưởi quận Tây Hồ tức phủ Phụng Thiên xưa vẫn bảo tồn được khá đầy đủ các di sản văn hóa vật thể của một làng cổ thịnh vượng xưa nằm kề ngay dưới chân kinh thành Thăng Long. Tục truyền dân đã sinh cơ lập nghiệp thành ấp Hồ Khẩu ngay thời Hùng Vương. Làng Hồ Khẩu xưa nổi tiếng có nhiều người học hành thành đạt ra làm quan trong đó dòng họ Lý lâu đời có ba người đỗ Hương cống đầu thời Nguyễn. Hai anh em Lý Văn Phức Lý Văn Hảo cùng đỗ khoa Kỷ Mão đời Gia Long 1819 . Em của hai ông là Lý Văn Loát đỗ khoa Tân Tỵ đời Minh Mạng năm 1821 . Trong ba anh em thì Lý Văn Phức nổi tiếng hơn cả làm quan đến Tả Tham tri bộ Hộ từng được cử đi sứ sang Trung Quốc. Song trước hết ông nổi tiếng trong vai trò một nhà văn hóa với các bài diễn ca nói về đạo hiếu. Tên của ông được đặt cho một đường phố ở khu vực sân vận động Hà Nội. Dân làng Hồ Khẩu có nghề làm giấy dó từ rất lâu đời. Tục truyền nghề này có từ giữa thời Lý đầu thế kỷ XII do ông Thái Luân đưa nghề đến cho bốn làng vùng Bưởi là Yên Thái Đông Thọ Đông Xã và Hồ Khẩu. Sở dĩ nghề giấy du nhập vào đây sớm vì làng nằm ven hồ Tây ven sông Hồng và sông Tô tiện lợi cho việc tập kết nguyên vật liệu là các loại cây gỗ từ vùng núi và trung du chuyển về cũng tiện lợi cho việc ngâm vật liệu để chế biến thành giấy. Sản phẩm của nghề giấy ở đây lúc đầu là giấy bản và giấy moi đến đầu thế kỷ XVII dân làng cải tiến kỹ thuật làm được giấy sắc để nhà vua dùng vào việc viết sắc phong cho thần phong chức tước cho quan lại viết chiếu chỉ. Làng có ngôi đình được dựng năm Kỷ Mùi niên hiệu Hoằng Định 1619 . Đình thờ Cống Lê và Cá Lễ tương truyền là hai anh em sống vào thời Hùng Vương có công đánh giặc giữ nước đến thời Lý lại âm phù Vua Lý Thái Tổ phá tan giặc. Có thuyết nói đình còn thờ cả Thái Luân - ông tổ .
đang nạp các trang xem trước