tailieunhanh - Di tích Địa Đạo Củ Chi

Di tích địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng nằm phía Bắc Củ Chi là một hệ thống gồm hầm, địa đạo, giao thông hào, ụ chiến đấu, chủ yếu tập trung ở ấp Phú Hiệp thuộc xã Phú Mỹ Hưng với diện tích gần 100 mẫu: Tây Bắc giáp sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa. Chọn Phú Hiệp lập hệ thống địa đạo là bởi vùng đất cao, lòng đất lẫn đá sỏi rắn chắc, có thể. | Di tích Địa Đạo Củ Chi Di tích địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng nằm phía Bắc Củ Chi là một hệ thống gồm hầm địa đạo giao thông hào ụ chiến đấu chủ yếu tập trung ở ấp Phú Hiệp thuộc xã Phú Mỹ Hưng với diện tích gần 100 mẫu Tây Bắc giáp sông Sài Gòn Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận Lộc Hưng Trảng Bàng và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa. Chọn Phú Hiệp lập hệ thống địa đạo là bởi vùng đất cao lòng đất lẫn đá sỏi rắn chắc có thể chịu sức ép bom 500kg và xe cơ giới của địch. Đây là khu rừng chồi tre và cao su lẫn lộn rất thích hợp cho địa hình du kích chiến. Năm 1961 địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất kéo dài vài chục thước đôi khi giao nhau chồng chéo. cốt tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962 khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt đồng chí Võ Văn Kiệt lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ có tên gọi là căn cứ Phú Hiệp do đồng chí Mười Phước - chỉ huy trưởng các đồng chí Tư Đạt Năm Long Ba Lùn Tư Hùng - ủy viên và đồng chí Tám Trương - trưởng văn phòng cùng một số chiến sĩ thuộc tiểu đoàn Vinh Quang. Công trình lấy ngày kỷ niệm thành lập Đảng 3 tháng 2 khởi công. Theo bản thiết kế địa đạo Củ Chi được xây dựng dựa theo kinh nghiệm từ trước bằng cách cứ khoảng 16m tạo một giếng đường kính 0 6m sâu 3m khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu vừa tiếp nối từ hầm này đến hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Bởi vậy có những đoạn cắt ngắn có đoạn song song đoạn giao nhau đoạn trên đoạn dưới vòng vèo quanh co kéo dài đến trên 100 cây số. Những nơi giao nhau hoặc sắp vào miệng hầm địa đạo hẹp dần có khi phải trườn hoặc chui vào miệng hầm. Những giao điểm đặc biệt của địa đạo có chốt an toàn. Chốt là một khúc gỗ đầu nhọn dài hoặc khối mủ cao su đường kính 40cm có dây dài. Để bịt kín địa đạo chỉ cần kéo mạnh dây nút

TỪ KHÓA LIÊN QUAN