tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam

Luận án được thực hiện với mục đích phân tích, đánh giá khía cạnh bình đẳng giới trong tiếp cận đất với tư cách là một yếu tố nguồn lực sản xuất trực tiếp. Thông qua việc xây dựng khung phân tích và sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng với phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi qui dựa trên số liệu thống kê qui mô lớn, mang tính đại diện cho cả nước, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất ở Việt Nam ở cả 2 góc độ là khả năng được sử dụng đất để sản xuất và khả năng sử dụng đất sản xuất để thu lợi, từ đó đề xuất quan điểm định hướng và các nhóm giải pháp để cải thiện vấn đề này trong thời gian tới. | 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong vòng hai thập kỷ trở lại đây vấn đề giới và bình đẳng giới đã trở thành vấn đề chính yếu trong các diễn đàn phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Với nhiều nỗ lực của chính phủ các quốc gia và các tổ chức quốc tế bình đẳng giới đã có những tiến bộ vượt bậc ở một số lĩnh vực tuy nhiên ở một số lĩnh vực khác bình đẳng giới hầu như có rất ít sự thay đổi trong đó phải kể tới là bình đẳng giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các yếu tố nguồn lực đặc biệt là yếu tố đất đai. Cơ sở dữ liệu toàn diện về Giới và quyền sử dụng đất của FAO đã chỉ ra rằng tính trung bình phụ nữ chiếm tới 43 lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp ở các nước đang phát triển trong khi chỉ có khoảng từ 5 - 30 những người có nắm giữ đất nông nghiệp là phụ nữ ngay cả khi có cơ hội nắm giữ đất đai thì diện tích đất nắm giữ của phụ nữ cũng nhỏ hơn so với nam giới. Việc vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới trong tiếp cận đất sản xuất là một trong các nguyên nhân làm hạn chế cơ hội kinh tế của phụ nữ khiến năng suất trong sản xuất nông nghiệp của phụ nữ thấp hơn nam giới từ đó tạo ra khoảng cách giới về thu nhập. Ngoài ra bất bình đẳng giới trong tiếp cận đất còn khiến cho các nỗ lực giảm nghèo của các quốc gia bị hạn chế đi nhiều. Bên cạnh tác động tích cực tới nỗ lực giảm nghèo của các quốc gia bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất còn góp phần gia tăng các chỉ số về sức khỏe dinh dưỡng và giáo dục của nền kinh tế từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một nước đang phát triển vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và tình trạng nghèo còn chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Nhận thức được vai trò của bình đẳng giới trong tiếp cận đất đai đối với việc cải thiện năng suất trong nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực và giúp giảm nghèo bền vững Chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có nhiều nỗ lực đổi mới các chính sách pháp luật nhằm tăng cường bình đẳng giới trong tiếp cận đất sản xuất điển hình như Luật .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG