tailieunhanh - Giáo trình Luật kinh tế: Phần 1 - CĐ Đông Phương

Giáo trình Luật kinh tế phần 1 do trường Cao đẳng Đông Phương biên soạn với 4 chương đầu trình bày những vấn đề cơ bản về luật kinh tế ở Việt Nam, pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể, pháp luật về công ty, pháp luật về doanh nghiệp nhà nước. . | CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT KINH TẾ Ở VIỆT NAM I. Vai trò của Pháp luât kinh tế trong nền kinh tế thi trường Từ năm 1986 Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường. Hiệu quả kinh tế đạt được trong những năm qua đã chứng minh tính đúng đắn của chủ trương đó. Vì vậy cơ chế thị trường đã được HP 1992 của nước ta ghi nhận thành nguyên tắc hiến định. Cả lý luận và thực tiễn đều đã khẳng định rằng nền kinh tế nào cũng cần nêu cao vai trò quản lý của nhà nước. Với bản chất của nhân dân do nhân dân vì nhân dân vai trò quản lý kinh tế của nhà nước ta lại càng to lớn. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp về quan hệ kinh tế với sự đa dạng về chủ thể về lợi ích về hình thức pháp lý . Dù phức tạp thế nào đi nữa sự quản lý của nhà nước cũng phải đảm bảo một nền kinh tế có tính tổ chức cao ổn định công bằng và có định hướng rõ rệt. Vì vậy yêu cầu khách quan do nền kinh tế thị trường đặt ra đối với pháp luật thể hiện ở mức độ khái quát sau J a Trong nền kinh tế thị trường văn minh việc đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa kinh tế và xã hội là yêu cầu khách quan. Hai mặt này vốn luôn ở trạng thái mâu thuẫn nhau. Trong khi đó với mục đích nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất bản thân nền kinh tế thị trường không bao hàm trong nó cơ chế bảo đảm các vấn đề xã hội. Sự thống nhất giữa sự phát triển cả kinh tế lẫn xã hội chỉ có thể đạt được bằng sự can thiệp của nhà nước bằng pháp luật. Bởi vì một trong những giá trị xã hội to lớn của pháp luật là gắn liền với những thuộc tính đặc trưng của đời sống cộng đồng là khế ước của cộng đồng . Thiếu vai trò của pháp luật không thể có một nền kinh tế thị trường văn minh. b Nói đến nền kinh tế thị trường là nói đến đa hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất đa thành phần kinh tế và đa lợi ích từ đó yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo bình đẳng và công bằng. Việc đảm bảo bình đẳng và công b ằng lại là thiên chức của pháp luật. Quyền tự do kinh doanh tự do cạnh tranh lành mạnh sẽ là hình thức nếu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.