tailieunhanh - Trang phục người Hà Nội
Trong kho tàng văn hóa dân gian có câu ngạn ngữ "ăn Bắc, mặc Kinh", để chỉ nét đẹp của người kinh đô Thăng Long từ xưa đến nay qua trang phục mang đậm dấu ấn Hà thành cổ kính, thanh lịch. Đến ngày nay, nhiều ca dao, tục ngữ vẫn còn lưu truyền, ngợi ca vẻ đẹp con người được quần áo tôn thêm gấp bội. Vẻ đẹp của một người phụ nữ phải là: "Khăn nhung vấn tóc cho vừa Đi giày mõm nhái, đeo hoa cánh bèo. Quần thâm lĩnh Bưởi cạp điều Hột vàng quấn cổ. | Trang phục người Hà Nội Trong kho tàng văn hóa dân gian có câu ngạn ngữ ăn Bắc mặc Kinh để chỉ nét đẹp của người kinh đô Thăng Long từ xưa đến nay qua trang phục mang đậm dấu ấn Hà thành cổ kính thanh lịch. Đến ngày nay nhiều ca dao tục ngữ vẫn còn lưu truyền ngợi ca vẻ đẹp con người được quần áo tôn thêm gấp bội. Vẻ đẹp của một người phụ nữ phải là Khăn nhung vấn tóc cho vừa Đi giày mõm nhái đeo hoa cánh bèo. Quần thâm lĩnh Bưởi cạp điều Hột vàng quấn cổ ra chiều giàu sang . Vẻ đẹp của các công tử con nhà giàu thị dân cũng đã có tiêu chí một thời Thấy anh áo lượt xênh xang Đồng hồ quả quít nhẫn vàng đeo tay Cái ô lục soạn cầm tay Cái khăn xếp nếp cái dây lưng điều . Hay Giày ban bóng láng nuột nà Khăn xếp chữ nhất quần là nếp tư . Trải qua tiến trình dựng và giữ nước cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch đậm nét văn hóa của vùng Thăng Long -Hà Nội nghìn năm văn hiến. 1. Trang phục người Hà Nội thời Hùng Vương Chứng cứ khoa học cho thấy người Hà Nội biết cách ăn mặc đẹp từ thời Hùng Vương. Nhìn vào những hình trang trí trên trống đồng Cổ Loa đào được trong lòng đất Cổ Loa Đông Anh - Hà Nội đã có thể hình dung được người Hà Nội khi đó trong trang phục ngày hội đầu đội mũ có gắn lông chim quần áo cũng làm bằng long chim. Cũng có thể đó là hình những chiến binh đang cầm vũ khí trên vũ khí lại được .
đang nạp các trang xem trước