tailieunhanh - Giáo án Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 11 bài 18: Tuần hoàn máu được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | Bài 18 TUẦN HOÀN MÁU I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu. - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,. - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ : II. Đồ dùng dạy học: - Hình , , SGK. - Máy chiếu. - PHT III. Phương pháp dạy học: - Trực quan, thảo luận và hỏi đáp. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. TT1 : GV yêu cầu HS quan sát tranh hình - , trả lời câu hỏi: - Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào ? - Chức năng của hệ tuần hoàn ? TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật . TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục , quan sát hình trả lời câu hỏi: - Hệ tuần hở có ở động vật nào? - Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở? - Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình . TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT4 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục , quan sát hình , , trả lời câu hỏi: - Hệ tuần kín có ở động vật nào? - Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín? - Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu ? - Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn đơn và kép hình , , . TT5 : HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi. TT6 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. 1. Cấu tạo chung: - Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau : + Dịch tuần hoàn. + Tim. + Hệ thống mạch máu. 2. Chức năng của hệ tuần hoàn: - Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: 1. Hệ tuần hoàn hở: - Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp - Đặc điểm : + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. 2. Hệ tuần hoàn kín: - Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. - Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi). - Đặc điểm : + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. 3. Củng cố: - Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim. a. Cá xương, chim, thú, b. Lưỡng cư thú, c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú, d. Lưỡng cư, bò sát, chim 4. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” Giáo án Sinh học 11

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.