tailieunhanh - Cổng làng việt

Tham khảo tài liệu 'cổng làng việt', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Công làng việt Một chiếc cổng bằng gỗ cũ kỹ đã tróc sơn mọt cánh hay một chiếc cổng xây bằng gạch rêu phong đã mọc đầy là hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc bộ Việt Nam dù xu hướng đô thị hoá đã len lỏi nơi đây. Những chiếc cổng làng có vẻ như không còn hợp với những con đường bê tông mở rộng với những xe công nông ôtô tải ra vào phục vụ những nhu cầu thường nhật ngày càng lớn của người dân nông thôn. Nhưng trong một góc tâm thức nào đó của người dân cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thương và đặc trưng của mỗi làng quê truyền thống. Hơn nữa cổng làng là một trong những biểu tượng văn hoá bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám ở mỗi làng châu thổ Bắc Bộ thường có một luỹ tre bao quanh khu thổ cư. Làng tương đối khép kín chỉ để một hoặc hai lối ra vào và chỗ này thường dựng một cái cổng làng là giới hạn giao lưu liên làng và mở ra khu thổ canh. Buổi sáng cổng làng mở dân làng đi chợ búa công việc hoặc cùng với trâu bò đi ra đồng cày cấy đến tối lặn mặt trời sau khi dân làng và trâu bò về thôn rồi thì cổng làng được đóng lại nội bất xuất ngoại bất nhập . Cổng làng không phải là biểu tượng duy nhất của một làng quê mà nó tồn tại cùng với cây đa mái đình. Đối với những người xa xứ khi về quê hương còn cách khoảng 2 3km là đã có thể nhìn thấy vòm cây đa và biết rằng mình đã sắp sửa về đến làng. Nhưng về tới gần hơn qua cổng làng mới chính thức bước vào mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình và coi như đã về tới nhà mình vì người trong một làng thường đối xử với nhau như trong một gia .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN