tailieunhanh - Vấn đề cải lương hóa, kịch bản, kịch nói - Vương Hoài Lâm
Cải lương là một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Sân khấu cải lương và kịch có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, cùng bổ khuyết cho nhau. Bài viết "Vấn đề cải lương hóa, kịch bản, kịch nói" phác thảo bản chất lịch sử xã hội của hai loại hình, đi tìm những tương đồng và dị biệt giữa cải lương và kịch nói, bước đầu đánh giá tiềm năng cải lương hóa kịch bản kịch nói. | NGHIÊN CỨU KHOA HOC VẤN ĐỀ CẢI LƯƠNG HÓA KỊCH BẢN KỊCH NÓI I Vương Hoài Lâm TÓM TẮT Cải lương là một trong những loại hình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Sân khấu cải lương và kịch có mối liên hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau cùng bổ khuyết cho nhau. Bài viết phác thảo bản chất lịch sử xã hội của hai loại hình đi tìm những tương đồng và dị biệt giữa cải lương và kịch nói bước đầu đánh giá tiềm năng cải lương hóa kịch bản kịch nói. Thông qua đó chúng ta có thể nhận biết thế mạnh tạo lập một tác phẩm mới có hệ giá trị đặc thù của kịch bản cải lương hóa đóng góp vào sự phong phú của nghệ thuật biên kịch sân khấu của dân tộc. ABSTRACT Composing drama script adapted with cải lương Cải lương is one of the special art forms in Vietnam. Cải lương and drama have a close relationship. They have interaction and mutual complement. The article outlines the social-historical nature of the two types and points out the homologies and differences between cải lương and drama initially estimates of cải lương s adaptation of dramatic scenarios. Thence we can identify the advantages for composing a new work with specific values contributing to the variety and abundant of the nation s theatrical art s compose. 1. Hiện thực cuộc sống là một dòng chảy sôi động tạo điều kiện cho văn học nghệ thuật phản ánh. Cuộc sống càng phong phú bao nhiêu thì phương tiện phản ánh càng đa dạng bấy nhiêu. Nửa đầu thế kỷ XX là giai đoạn lịch sử mà xã hội Việt Nam đứng trước cuộc chuyển giao tư tưởng lớn. Hàng thế kỷ trước cái bóng huy hoàng của văn minh Đông Á đã phủ chụp lên văn hóa - văn nghệ Việt Nam. Những chuẩn mực thẩm mỹ nhân văn của tư tưởng Đông Á lấy Trung Quốc làm trụ cột đã ăn sâu vào tinh thần văn nghệ đến mức gây ra sự nhàm chán. Lúc bấy giờ ánh sáng rực rỡ của văn minh phương Tây mới lạ đã thu hút con người Việt. Văn hóa - văn nghệ nhanh chóng tiếp nhận thứ văn minh ngoại lai mà cốt lõi là truyền thống khoa học duy lý này. Quá trình tiếp nhận đó đã sản sinh ra các loại hình nghệ .
đang nạp các trang xem trước