tailieunhanh - Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 5: Đọc thêm: Chạy giặc

Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 5: Đọc thêm: Chạy giặc thiết kế bằng Powerpoint chuyên ghiệp giúp nâng cao kĩ năng và kiến thức trong việc soạn bài giảng điện tử giảng dạy và học tập. Bài giảng Ngữ văn 11 tuần 5: Đọc thêm: Chạy giặc trình bày bằng Slide rất sống động với các hình ảnh minh họa giúp các em học sinh dễ dàng hiểu được bài giảng và nhanh chóng năm bắt các nội dung chính bài học. | CHẠY GIẶC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Bài giảng Ngữ văn 11 Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? I- Tìm hiểu chung 1)Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Tp Hồ Chí Minh); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông thi đỗ Tú tài năm 21 tuổi nhưng 6 năm sau ông bị mù. Ông là người tích cực tham gia phong trào kháng chiến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Là một nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều áng văn chương có giá trị . @ 2)Tác phẩm: hiện nay chưa có tài liệu nào nói rõ về thời điểm ra đời của bài thơ này nhưng căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công. 3)Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật. 4) Bố cục: 4 phần Đề: tình cảnh nhân dân chạy giặc. Thực: nỗi khổ của người dân. Luận: tội ác của giặc xâm lược. Kết: thái độ của tác giả. 4)Nội dung: “Chạy giặc” phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tôi ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn. II- Tìm hiểu văn bản 1)Câu 1: sgk/39 *Cảnh đất nước: Câu 1: -Tan chợ-> cuộc sống bình yên của nhân dân. -Vừa nghe-> sự bất ngờ, đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. -Súng Tây-> gợi sự chết chóc kinh hoàng. =>hình ảnh chính xác, gợi tả. Câu 2: -Cờ thế->vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nguy. -Phút sa tay->chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong phút chốc. *Tình cảnh của người dân: Câu 3+4: -Lũ trẻ lơ xơ chạy, bầy chim dáo dác bay -> những sinh linh nhỏ bé bị đẩy ra khỏi tổ ấm vì bọn người tàn bạo => đảo ngữ, giúp đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, tăng sức mạnh tố cáo của câu thơ, gợi nỗi xót xa thương cảm. Câu 5+6: -Bến Nghé-tan bọt nước; Đồng Nai-nhuốm màu mây ->hình ảnh cụ thể, khái quát, NT tương phản và đảo ngữ, giọng thơ đanh thép. -> cảnh quê hương thân thuộc tan hoang, vụn nát dưới gót giầy của bọn giặc Pháp. =>góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc. 2) Câu 2: SGk/49. Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, tâm trạng của tác giả vừa bàng hoàng, vừa bất ngờ khi tin nước mất. Trước những điều mắt thấy tai nghe, tác giả vô cùng căm phẫn trước những tội ác tàn bạo của giặc Pháp đồng thời cũng bộc lộ rõ niềm thương cảm sâu sắc và tấm lòng yêu thương của nhà thơ với tình cảnh đau khổ của nhân dân. 3) Câu 3: sgk/49. -”Trang dẹp loạn”-> người bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh. -”Hỏi” ,“Rày đâu vắng?”-> sự chất vấn 1 cách mỉa mai, chua chát. -”Nỡ để dân đen”->lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng chịu cảnh điêu linh. => Niềm cảm thương lẫn thái độ phẫn nô, phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ nước, bỏ dân Tổng kết: Bài thơ “Chạy giặc” tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực, chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót đã góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân sâu sắc, căm thù bọn giặc tàn bạo và lời ngầm trách móc triều đình bất lực.