tailieunhanh - Một số rối loạn cầm máu trong bệnh Lơxemi cấp ở trẻ em

Qua nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở 106 trẻ em mắc bệnh Lơxemia (LXM) cấp tại khoa huyết học lâm sàng, bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, xuất huyết gặp ở gần một nửa số bệnh nhân (49,1%). Vị trí xuất huyết hay gặp nhất là xuất huyết dưới da sau đến niêm mạc và phối hợp cả da và niêm mạc. Hình thái xuất huyết ở dưới da là chấm, nốt và mảng; ở niêm mạc chủ yếu là chảy máu mũi và chảy máu chân răng, còn chảy máu tiêu hoá và tiết niệu gặp. | TCNCYH 33 1 - 2005 MỘT số RỐI LOẠN CẦM MÁU TRONG BỆNH LƠXEMI CẤP ỏ TRẺ EM Bùi Văn Viên Nguyễn Công Khanh Trần Thị Ngọc Hoà Bộ môn Nhi - Trường đại học Y Hà nội Qua nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở 106 bệnh nhân Lơxemia LXM cấp tại khoa Huyết học lâm sàng-Bệnh viện nhi trung ương chúng tôi thấy 1. Xuất huyế t gặp ở gần một nửa số bệnh nhân LXM cấp trẻ em 49 1 . Vị trí xuất huyế t hay gặp nhất là xuất huyế t dưới da sau đến niêm mạc và phối hợp cả da và niêm mạc. Hình thái xuất huyết ở dưới da là chấm nốt và mảng ở niêm mạc chủ yếu là chảy máu mũi và chảy máu chân răng còn chảy máu tiêu hoá và tiết niệu gặp ít. 2. Các rối loạn cầm máu thường gặp nhất là giảm tiểu cầu 91 5 thời gian APTT kéo dài 47 2 giảm nồng độ fibrinogen 23 6 giảm tỷ lệ prothrombin 18 9 và đong máu nội mạch rải rác 2 8 . Các rối loạn này ít khi đơn độc mà thường phối hợp với nhau. 3. Xuất huyết có liên quan chặt chẽ với số lượng tiểu cầu giảm. Các yếu tố APTT kéo dài tỷ lệ prothrombin giảm nồng độ fibrinogen giảm cùng với giảm tiểu cầu làm cho tỷ lệ xuất huyết tăng lên. Còn các yếu tố khác không thấy có liên quan rõ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Lơxemi LXM cấp là bệnh máu ác tính hay gặp nhất trong các bệnh ác tính ở trẻ em 3 . Ngày nay điều trị LXM cấp đã đạt được nhiều tiến bộ tỷ lệ tử vong đã hạ thấp rất nhiều và kéo dài thời gian sống của bệnh nhân đã được cải thiện. Tuy nhiên xuất huyết và nhiễm khuẩn vẫn là hai nguyên nhân chính gây tử vong cho bệnh nhân LXM cấp do vậy nghiên cứu này nhằm mục tiêu - Nghiên cứu đặc điểm hình thái xuất huyế t và những thay đổi đông cầm máu ở bệnh nhân LXM cấp lúc nhập viện. - Nghiên cứu một số yế u tố liên quan đến xuất huyết. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Gồm 106 bệnh nhi được chẩn đoán là LXM cấp tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Nhi trung ương từ 1 9 2002 đến 50 30 8 2004. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Lâm sàng có đầy đủ hay có một số trong 2 nhóm triệu chứng triệu chứng do thiếu hụt tế bào máu trưởng thành và những triệu chứng do tăng sinh và thâm nhiễm tế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN