tailieunhanh - Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tư tưởng trị nước là một trong những tư tưởng nổi bật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nội dung cơ bản của tư tưởng đó là: trị nước phải theo đường lối vương đạo; trị nước phải lấy dân làm gốc; trị nước phải xóa bỏ bất công. Trong tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều nội dung giá trị đối với thực tiễn quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay. | Tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm Lê Thị Hương* Tóm tắt: Tư tưởng trị nước là một trong những tư tưởng nổi bật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nội dung cơ bản của tư tưởng đó là: trị nước phải theo đường lối vương đạo; trị nước phải lấy dân làm gốc; trị nước phải xóa bỏ bất công. Trong tư tưởng trị nước của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều nội dung giá trị đối với thực tiễn quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay. Từ khóa: Nguyễn Bỉnh Khiêm; tư tưởng; trị nước. 1. Mở đầu Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, có tên gọi khác là Nguyễn Văn Đạt, quê ở Trung Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Ông là một nhà tư tưởng lớn, một chính khách có uy tín, một nhà giáo xuất chúng. Tư tưởng của ông có sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong suốt gần thế kỷ XVI, thế kỷ có những biến động chính trị lớn lao trong lịch sử Việt Nam. Một trong những tư tưởng nổi bật của ông là tư tưởng trị nước. Tư tưởng trị nước của ông tuy đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu nhưng vẫn cần tiếp tục được làm rõ hơn vì nhiều nội dung vẫn còn giá trị đối với thực tiễn quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay. 2. Trị nước phải theo đường lối vương đạo Vào thập kỷ đầu của thế kỷ XVI, nhà nước tập quyền phong kiến Lê Sơ bước vào thời kỳ suy thoái. Chính quyền Lê Sơ ngày càng mục nát. Trong triều, các phe phái tranh giành quyền lợi và địa vị lẫn nhau. Từ năm 1542 đến 1592, đất nước lâm vào cảnh nội chiến giữa hai phe lớn là Nam triều và Bắc triều. Sau cuộc nội chiến giữa Nam 42 triều và Bắc triều là sự phân tranh Trịnh Nguyễn. Hậu quả của các cuộc nội chiến đó là non sông bị chia cắt; đất nước triền miên trong loạn lạc; sản xuất bị đình trệ; nhiều sức người và sức của bị tiêu hủy; nhân dân sống trong cảnh đói khổ, sưu cao, thuế nặng; xã hội loạn lạc, trộm cắp hoành hành; quan lại tham lam; sự suy thoái về đạo đức và lối sống trở nên phổ biến và trầm trọng từ trên xuống dưới, từ trong gia đình ra ngoài xã hội. * Sống trong cảnh non sông đất nước bị chia cắt, nội chiến kéo dài, đời sống nhân dân cơ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN