tailieunhanh - Quyền con người trong ASEAN
Quyền con người tại các quốc gia Đông Nam Á luôn là một vấn đề nóng bỏng và gây nhiều tranh cãi đặc biệt là từ quan điểm của chính phủ và học giả các nước phương Tây. Đồng thời những khác biệt về tôn giáo, văn hóa, lịch sử, chính trị và cả kinh tế khiến cho vấn đề nhân quyền ở đây trở nên cực kỳ nhạy cảm. Quan điểm, luật định của các nước trong khu vực cũng rất khác nhau về vấn đề quyền con người. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm các nội dung chi tiết. | Quyền con người trong ASEAN Luận Thùy Dương* Tóm tắt: Quyền con người tại các quốc gia Đông Nam Á luôn là một vấn đề nóng bỏng và gây nhiều tranh cãi đặc biệt là từ quan điểm của chính phủ và học giả các nước phương Tây. Đồng thời những khác biệt về tôn giáo, văn hóa, lịch sử, chính trị và cả kinh tế khiến cho vấn đề nhân quyền ở đây trở nên cực kỳ nhạy cảm. Quan điểm, luật định của các nước trong khu vực cũng rất khác nhau về vấn đề quyền con người. Đó là lí do tại sao các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không có được một định nghĩa chung về nhân quyền và khó khăn trong việc xây dựng một cơ chế bảo vệ các quyền con người trong khu vực. Tuy nhiên, để Cộng đồng ASEAN ra đời và đi vào hiện thực, ASEAN đã cố gắng tìm ra những điểm chung, lợi ích chung, để thúc đẩy hợp tác trong vấn đề này. Từ khóa: Quyền con người; ASEAN. 1. Mở đầu Tuy khác nhau về nhận thức nhưng nhân quyền theo định nghĩa của các nước ASEAN có thể khái quát trên một số đặc điểm. Thứ nhất, nhân quyền có tính đặc thù văn hóa. Do điều kiện lịch sử, cơ cấu xã hội và trình độ phát triển, nên truyền thống văn hóa ở các nước ASEAN là luôn đặt cộng đồng lên trên cá nhân, ưu tiên trật tự xã hội hơn tự do cá nhân. Do đó, một số quyền con người nếu làm lợi cho phát triển xã hội đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế thì được ưu tiên thực hiện hơn là những quyền chỉ có lợi cho các cá nhân. Thứ hai, nhân quyền ở các nước ASEAN thuộc về chủ quyền quốc gia. Trong Tuyên bố Bangkok các quốc gia ASEAN đã khẳng định: Nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không sử dụng nhân quyền như một công cụ để gây sức ép chính trị. Mặc dù chưa có được cách nhìn nhận chung và còn tỏ ra khá dè dặt trong việc công nhận một số quyền con người, các nước ASEAN đã quan tâm đến vấn đề này từ rất lâu. Vấn đề bảo vệ quyền con người được tất cả các quốc gia Đông Nam Á không còn coi là vấn đề quốc gia, mà đã quan tâm ở tầm quốc tế và khu .
đang nạp các trang xem trước