tailieunhanh - Ebook Mười tôn giáo trên thế giới: Phần 2 - Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên)

Tiếp theo phần 1 thì phần 2  của cuốn sách Mười tôn giáo lớn trên thế giới tiếp tục giới thiệu tới các bạn những nội dung sau: Thần đạo giáo, đạo Do Thái với văn hóa thế giới, đạo cơ đốc, đạo cơ đốc cổ đại, đạo cơ đốc trung đại, đạo cơ đốc cận đại, đạo cơ đốc hiện đại, đạo Ixlam, truyền bá và phát triển đạo Ixlam, giáo pháp Ixlam. Mời các bạn cùng đón đọc để nắm bắt nội dung chi tiết của cuốn sách.   | Chương X THAN ĐẠO GIÁO Thần Đạo giáo của Nhật Bản gọi tắt là Thần Đạo là một tôn giáo được phát triển trên cơ sở tín ngưỡng vốn có của dân tộc Nhật Bản. Thần Đạo giáo đã có lịch sử trên hai ngàn năm trong đó cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng ngoại lai đại để đã trải qua mấy giai đoạn phát triển là Thần Đạo nguyên thuỷ - Thần Đạo Thần xã - Thần Đạo Quốc gia - Thần Đạo Thần xã với Thần Đạo Giáo phái cùng tồn tại. Trong các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản Thần Đạo đã có tác động quan trọng trong đài sống quốc dân hiện nay vẫn có những ảnh hưởng lớn lao. Định nghĩa và đặc trưng của Thần Đạo Thế nào là Thần Đạo về vấn dề này các nhà Thần Đạo học Nhật Bản có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Từ Thần Đạo xuất hiện sớm nhất là ở Trung Quốc. Trong Kinh Dịch Thoán Quan Quái có câu 452 MƯỜI TÔN GIÁO LỚN TRẼN THỂ GIỚI Quan thiên chi Thần Đạo nhi tứ thời bất thắc. Thánh nhân dĩ Thần Đạo thiết giáo nhi thiên hạ phục hĩ 1 từ Thần Đạo xuất hiện sớm nhất ở Nhật Bản trong Nhật Bản Thư Kỷ - Dụng Minh Thiên Hoàng . Điều này nói rằng Thiên Hoàng tin theo Phật pháp tôn thờ Thần Đạo Trong cuốn Hiếu Đức Thiên Hoàng cúng có nói Tôn Phật pháp khinh Thần Đạo . Điều chỉ ra ở đây khác với Phật giáo được truyền từ Trung Quốc sang những tín ngưỡng lễ nghi vốn có từ trước của Nhật Bản được gọi là Thần Đạo. Trong thư tịch lịch sử và tôn giáo sớm nhất ở Nhật Bản như Cổ Sự Ký và Nhật Bản Thư Kỷ thường thường đem tín ngưỡng và lễ nghi vốn có của Nhật Bản gọi là Bản giáo Thần tập Thần giáo Đức giáo Cổ Đạo . Khái niệm Thần Đạo trong các phái Thần Đạo giáo cổ đại của Nhật Bản đều có sự giải thích khác nhau. Trong kinh điển của Thần Đạo Y Thế - Thần Đạo Ngũ Bô Thư có viết Thần thuỳ dĩ kỳ đảo vi tiên minh gia dĩ chính trực vi bản nhiệm kỳ bổn tâm giai đắc đại đạo Trước thần thì lấy cầu đảo làm việc đầu tiên trong chỏ sâu kín không gì biết thì lấy chính trực làm gốc và sử dụng lấy bản tâm của mình thì đạt được đại đạo . Sơn Kỳ Ám Trai sáng lập ra Thuỳ Gia Thần Đạo đã nói Đạo là đạo của Thần

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.