tailieunhanh - Hoạt động học tập môn Ngữ văn trong dạy học định hướng năng lực

Từ quan điểm tiếp cận về hoạt động học, bài báo đề xuất xây dựng các tham chiếu và hướng dẫn học sinh thực hiện “hoạt động học” môn Ngữ văn; đồng thời khẳng định: việc nhận diện bản chất, tính đặc thù của hoạt động học và các giải pháp sư phạm nhằm hướng dẫn học cách học - mà cốt lõi là học cách tự học nhằm tích cực phát huy tiềm năng, năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề trong học tập; từng bước tự hình thành và phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học - là một chiến lược trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(85) năm 2016 _ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN TRONG DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NGUYỄN TRỌNG HOÀN* TÓM TẮT Từ quan điểm tiếp cận về hoạt động học, bài báo đề xuất xây dựng các tham chiếu và hướng dẫn học sinh thực hiện “hoạt động học” môn Ngữ văn; đồng thời khẳng định: việc nhận diện bản chất, tính đặc thù của hoạt động học và các giải pháp sư phạm nhằm hướng dẫn học cách học - mà cốt lõi là học cách tự học nhằm tích cực phát huy tiềm năng, năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề trong học tập; từng bước tự hình thành và phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học - là một chiến lược trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Từ khóa: hoạt động học, học cách học, tự học, thế giới mở, phương thức tư duy. ABSTRACT Learning Literature in competence-based teaching From that learner and learning approach point of view, the article suggests constructing references and instructions for students to carry out “learning” Vietnamese Literature as well as concurrently asserting recognition of the nature and characteristics of learning in order to instruct ways of learning - the core of which is learning how to self-study in order to actively develop one’s potentials, creative thinking and problem solving competence in study; gradually self-forming and self-developing overall learners’ competence and quality - a strategy in fundamentally innovating education and training. Keywords: Learning, learning how to learn, self-study, open world, thinking mode. 1. Đặt vấn đề Thế kỉ XXI là thế kỉ mà nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật cũng như tầm vóc của trí tuệ con người luôn luôn có những đột phá tăng trưởng về tốc độ và chiều kích. UNESCO đề ra “bốn trụ cột” cho giáo dục: học để biết (learning to know), học để làm việc (learning to do), học để tự khẳng định mình (learning to be) và học để chung sống với người .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN