tailieunhanh - Danh từ bộ phận trong định vị không gian qua tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Những cứ liệu cụ thể về hệ thống danh từ được sử dụng làm vật định vị trong tác phẩm Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai đã chứng tỏ các danh từ bộ phận tham gia rất tích cực vào hoạt động định vị của người Việt. Sự phong phú về số lượng cũng như về chủng loại của các danh từ bộ phận không những chứng minh sự giàu có về phương tiện biểu đạt quan hệ không gian trong tiếng Việt mà còn phản ánh rõ sự chia cắt một cách tỉ mỉ và hình ảnh về không gian hết sức sinh động trong nhận thức của cộng đồng ngôn ngữ ấy. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết. | NGÔN NGỮ SỐ 10 2012 DANH TỪ BỘ PHẬN TRONG ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN QUA TÁC PHẨM ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI ThS ĐẶNG KIM HOA* 1. Cơ sở lí luận Định vị không gian là một hoạt động ngôn ngữ nhằm thiết lập một mối quan hệ không gian bằng một phương tiện ngôn ngữ nhờ đó mà vị trí của một vật được xác định so với một vật quy chiếu nào đó. Xét về mặt cấu trúc hình thức, định vị không gian có thể được biểu thị một cách tổng quát qua mô hình A-R-B (Quyển sách ở trên bàn), trong đó A là vật được định vị (quyển sách) còn B là vật quy chiếu (bàn) và R là mối quan hệ không gian được thể hiện bằng một phương tiện ngôn ngữ (ở trên). Vật quy chiếu trong định vị không gian có thể là một sự vật, một địa điểm cụ thể, nhưng cũng có thể chỉ là một bộ phận hoặc một phần không gian của sự vật hoặc địa điểm nào đó. Phương tiện để biểu đạt vật qui chiếu có thể là một đại từ nhưng phổ biến nhất vẫn là một danh từ hay một cụm danh từ. Khác với danh từ tổng thể dùng để chỉ toàn bộ sự vật (Nsv), danh từ bộ phận (Nbp) dùng để chỉ một bộ phận hoặc một phần không gian trong cái tổng thể của sự vật đó. Đặc trưng của danh từ bộ phận là "khả năng quy chiếu tới một phần không gian của sự vật và có tính phụ thuộc chỉ được sử dụng trong sự kết hợp với cái tổng thể" [5]. Quan hệ giữa cái bộ phận và cái tổng thể là một trong những quan hệ ngữ nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng trong một cụm danh từ. Cấu trúc ngữ nghĩa nội tại này của sự vật đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình trong ngôn ngữ học tri nhận từ những năm 1980 đến nay. Những nghiên cứu về tiếng Pháp có thể kể đến một số học giả như Vandeloise (1988), Borillo (1988), Kleiber (1999), Aurnague et Vieu (1993) . Tùy vào mối quan hệ của cái bộ phận với toàn bộ sự vật mà ta có thể chia các danh từ chỉ cái bộ phận thành nhiều loại. Cách phân loại và cách đặt tên cho mỗi loại danh từ bộ phận rất đa dạng tùy thuộc vào từng tác giả. Về phần mình, Aurnague [1] đã đưa ra cách phân chia các loại bộ phận như sau: 1) Bộ phận chỉ các thành .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN